Tăng viện phí: Tiện ích và bất lợi
Đầu tháng 3/2016, gần 1.900 dịch vụ kỹ thuật y tế đã được điều chỉnh giá. Từ khi viện phí tăng cho đến nay, các đối tượng người nghèo, người thuộc diện chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi… là được lợi nhất, vì được Nhà nước hỗ trợ 100% mua bảo hiểm y tế (BHYT). Người cận nghèo cũng được Nhà nước hỗ trợ 70%. Nhóm mua BHYT tự nguyện đồng chi trả 20%, tuy có ảnh hưởng nhưng không nhiều vì viện phí được tính đủ, sẽ không phải trả thêm phần chênh lệch.
Như vậy, những ai không sử dụng BHYT sẽ phải chịu mức giá viện phí tăng khoảng 30% do tính thêm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù, tăng 50% nếu tính thêm tiền lương cán bộ y tế. Đó cũng là lý do kể từ khi biết giá viện phí sẽ tăng, người dân bắt đầu lo lắng và tìm đến BHYT nhiều hơn.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội TP HCM, tính đến hết tháng 2/2016, có hơn 1,1 triệu người tham gia BHYT hộ gia đình, trong đó, riêng tháng 2/2016 có đến 129.757 người đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình, bằng lượng đăng ký trong cả năm 2015. Trước đây đối tượng này tham gia BHYT chỉ tăng xấp xỉ 10.000 người/ tháng.
BHYT hiện nay chính là cứu cánh duy nhất cho người dân có thu nhập trung bình - thấp nếu trong thời gian tới chẳng may bị ốm đau, bệnh tật. Còn trước đó, chẳng mấy ai mặn mà với việc sử dụng BHYT tự nguyện.
Ở các bệnh viện lớn, thường xuyên quá tải, người khám BHYT (thường là người già, lao động thu nhập thấp) luôn bị "xếp sau" những bệnh nhân không dùng BHYT |
Bên cạnh đó, cách tính viện phí mới đồng nghĩa với ngân sách cho các bệnh viện cũng được cấp theo kiểu mới. Viện phí ở các bệnh viện tự chủ tài chính và các bệnh viện tư nhân sẽ tăng nhiều do được tính cả tiền trợ cấp trực phẫu thuật và tiền lương. Các bệnh viện còn nhận ngân sách nhà nước tăng ít hơn do viện phí mới chỉ tính tiền phụ cấp trực phẫu thuật.
Trước đây, kinh phí cấp cho bệnh viện tính theo giường bệnh, có bao nhiêu giường thì nhân lên được số kinh phí cấp, chứ không theo công suất sử dụng giường bệnh. Giờ giá viện phí tính đủ, Nhà nước không cấp nữa, ngân sách bệnh viện thu từ phí dịch vụ do người bệnh và Quỹ BHYT chi trả. Theo đó, bệnh viện sẽ được trích từ nguồn thu để đầu tư lại cơ sở vật chất, trang thiết bị, trả lương cho cán bộ viên chức, trả phụ cấp như phẫu thuật, thủ thuật...
Có chữa bệnh mới có tiền thu về, muốn thế, bệnh viện phải có người bệnh. Nếu bệnh viện càng đông bệnh nhân, thu nhập của các y bác sĩ sẽ càng tăng. Ngược lại, bệnh viện không cung cấp dịch vụ y tế tốt thì người bệnh sẽ bỏ đi và bệnh viện không có thu nhập.
Về điểm này, người dân có thể tin rằng các bệnh viện sẽ thay đổi dịch vụ y tế tốt hơn để xứng đáng với đồng tiền mà bệnh nhân chi trả.
Tuy nhiên việc này cũng có thể gây nên tác động kép, rất dễ kéo theo tình trạng khi không còn được bao cấp, các bệnh viện lạm dụng các dịch vụ kỹ thuật cao để tăng nguồn thu.
Khi tăng giá dịch vụ kỹ thuật, các bệnh viện có thể tăng số dịch vụ cung ứng, trong đó có những dịch vụ chưa thật sự cần thiết nhưng vẫn được áp dụng. Ví dụ: các bệnh viện đầu tư máy chụp chiếu hiện đại sẽ có xu hướng tăng chỉ định cho người bệnh phải làm xét nghiệm để thu hồi vốn nhanh, dù mức độ bệnh chưa đến mức phải sử dụng dịch vụ đó. Trước đây chỉ định 30% số người đến khám làm các xét nghiệm, thì nay có thể tăng lên 50%.
Hoặc các bệnh viện có thể lách luật bằng cách tăng số bệnh nhân phải vào điều trị nội trú để thu thêm tiền giường nằm, tiền dịch vụ, kéo dài thời gian chăm sóc hậu phẫu …
Nếu việc này xảy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến túi tiền cũng như sự an toàn của người bệnh, đồng thời Quỹ BHYT cũng phải tăng chi cho các dịch vụ y tế bị lạm dụng.
Ngoài ra, thực tế cho thấy vẫn có những bệnh nhân có BHYT nhưng lại không dùng. Đơn giản vì tại một số bệnh viện lớn thường xuyên quá tải, người nào không sử dụng BHYT mà chọn khám dịch vụ sẽ luôn được ưu tiên. Còn những người thu nhập trung bình – thấp, buộc phải sử dụng BHYT sẽ phải chờ... dài cổ.
Hiện Bộ Y tế vẫn chưa có quy chuẩn nào quy định một bệnh viện tối đa một ngày khám được bao nhiêu người, tối đa bao nhiêu ca xét nghiệm... để bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân và thuận lợi cho BHYT trong thanh toán. Nếu các bệnh viện vẫn giữ lối “phân biệt đối xử” khi khám chữa bệnh, thậm chí lạm dụng dịch vụ kỹ thuật y tế để tận thu... thì liệu người bệnh tham gia BHYT có thực sự được lợi hay không?
Nguyên Phương
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị