Tảng băng khổng lồ đang nhanh chóng tách khỏi Nam Cực
Theo Cơ quan không gian Sentinel-1, trong tháng 5/2017, vết nứt giữa núi băng khổng lồ Larsen với mảng băng ở Nam Cực đột nhiên kéo dài tới 18 km. Nhưng từ 24 đến 28/6, vết nứt trên bỗng gia tăng gấp ba lần và hiện núi băng Larsen đã tách khỏi khối băng Nam Cực và di chuyển với tốc độ chưa từng được ghi nhận.
"Chúng tôi không biết nó sẽ trôi đi đâu", Christopher Shuman, một chuyên gia của NASA phụ trách việc quan sát các sông băng cho biết.
Công tác quan sát hiện tượng trên bây giờ rất khó được thực hiện bởi vào mùa này ở Nam Cực chỉ toàn là bóng đêm (do độ chếch của trục Trái đất khiến ánh sáng mặt trời không thể chiếu đến khu vực này). Chính vì vậy, các hệ thống quan sát thông thường hầu như không hoạt động. NASA đã phải sử dụng tia hồng ngoại của vệ tinh Landsat 8 để quan sát.
Tuy nhiên, các nhà khoa học kêu gọi mọi người không nên lo lắng, bởi vì quá trình tách rời như vậy là tự nhiên ở Nam Cực. Họ cho biết thêm rằng mực nước biển không tăng vì thực ra núi băng trôi đã có trong nước trước khi tách rời.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại lo ngại rằng việc núi băng Larsen tách khỏi Nam Cực có thể làm mực nước biển dâng. Theo Thomas Wagner, giám đốc Chương trình vùng Cực của NASA, hiện tượng xảy ra ở Nam Cực có thể đang xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới như ở ngoài khơi biển Amundsen, nơi mà các núi băng đang tan chảy và tách rời thành các mảnh nhỏ nhanh hơn do sự gia tăng nhiệt độ trái đất.
Ở Nam Cực, sự tan rã của các núi băng có liên quan tới hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu.
Th.Long
Sputnik
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo