Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa của Hiệp định RCEP như thế nào?

21:00 | 05/03/2022

356 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chỉ còn đúng 1 tháng nữa, quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực tại Việt Nam. Các doanh nghiệp cần nắm rõ một số nội dung chính như xác định xuất xứ hàng hóa, nguyên tắc cộng gộp thuế... để tạo ra lợi thế cho sản phẩm "Made in Việt Nam".

Từ ngày 4/4/2022, Thông tư số 05/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã tổng hợp một số vấn đề cơ bản nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ hơn và tận dụng hiệu quả các quy định mới trong Hiệp định RCEP.

Tận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa của Hiệp định RCEP như thế nào?
Doanh nghiệp sẽ hưởng lợi với quy tắc xuất xứ trong RCEP.

Trước tiên, các cách xác định hàng hóa có xuất xứ trong RCEP như sau: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước thành viên; Hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ các nước thành viên trong khối RCEP; Hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng Danh mục Quy tắc xuất xứ hàng hóa được nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT.

Kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực (1/1/2022), các nước thành viên chỉ áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong khối RCEP. Trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các nước thành viên RCEP tiếp tục đàm phán cộng gộp toàn phần và sẽ quyết định áp dụng hay không áp dụng sau khi đàm phán.

Trong định nghĩa về xuất xứ hàng hóa, điểm xác định quan trọng nhất là hàng hóa đó được gia công hoàn tất tại một quốc gia. Trong đó, công đoạn gia công chế biến đơn giản không áp dụng đối với trường hợp xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ trong khối RCEP. Công đoạn gia công chế biến đơn giản áp dụng đối với các mặt hàng sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ.

Bên cạnh đó, công thức tính hàm lượng giá trị khu vực được sử dụng trong Hiệp định RCEP không có sự khác biệt với các Hiệp định ATIGA và ASEAN+1. Theo đó, doanh nghiệp được quyền lựa chọn một trong hai công thức tính hàm lượng giá trị khu vực trực tiếp hoặc gián tiếp.

Về vấn đề xác định hàng hóa xuất khẩu sang một nước thành viên RCEP bị áp dụng mức thuế khác biệt. Theo thông tin của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, hiện nay, có 7 nước áp dụng điều khoản khác biệt thuế trong Hiệp định bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Để xác định hàng hóa xuất khẩu sang một trong 7 nước này áp dụng mức khác biệt thuế, cần phải tra biểu thuế nhập khẩu của 7 nước thành viên này áp dụng đối với các nước thành viên còn lại.

Tận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa của Hiệp định RCEP như thế nào?
RCEP được kỳ vọng sẽ là cú hích đối với xuất khẩu của Việt Nam.

Đáng lưu ý, khi xuất khẩu sang các nước RCEP có áp dụng điều khoản khác biệt thuế như Trung Quốc, Hàn Quốc… các doanh nghiệp Việt Nam cần tra cứu danh mục các mặt hàng thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT của các nước RCEP áp dụng khác biệt thuế. Nếu đáp ứng các yêu cầu được quy định đối với các mặt hàng trong Phụ lục IV của các nước RCEP áp dụng khác biệt thuế, nước xuất xứ chính là nước thành viên xuất khẩu.

Trường hợp hàng hóa thuộc diện khác biệt thuế nhưng không nằm trong Phụ lục IV nói trên, cách xác định nước xuất xứ RCEP thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 05/2022/TT-BCT.

Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên RCEP, các cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, cơ quan hải quan Việt Nam xem xét chấp nhận C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện của các nước thành viên RCEP.

Cơ quan, tổ chức cấp C/O của Việt Nam xem xét cấp C/O mẫu RCEP sang các nước thành viên RCEP kể từ khi Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực vào ngày 4/4/2022.

Đối với các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên RCEP trước ngày Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O của Việt Nam xem xét cấp hồi tố C/O mẫu RCEP kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu.

Hiệp định RCEP đang mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc tuân thủ các quy định về xuất xứ hàng hóa không chỉ khẳng định uy tín của các sản phẩm Việt Nam mà còn là sự bảo hộ về thuế quan, tăng giá trị cạnh tranh của sản phẩm và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là Hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN.

Tùng Dương

Chính thức ban hành Quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP Chính thức ban hành Quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP
Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022