Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tại sao khí đốt của Mỹ không cứu được châu Âu?

11:41 | 03/11/2021

6,085 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Khi giá khí đốt lên một tầm cao mới, người đứng đầu tập đoàn Nga Rosneft nhớ lại kế hoạch của người Mỹ nhằm tăng cường cung cấp khí đốt cho châu Âu được gọi là "các phân tử của tự do". Theo Igor Setchine, một cam kết chưa được thực hiện hóa ra mang tính chính trị hơn là kinh tế.
Tại sao khí đốt của Mỹ không cứu được châu Âu?
Giám đốc điều hành Rosneft, Igor Setchine

Cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến giá cả ở châu Âu tăng mạnh, là tâm điểm của các cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu lần thứ 14 ở Verona, Ý.

Giải quyết các yếu tố dẫn đến sự bùng phát này, Giám đốc điều hành của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Nga Rosneft, Igor Setchine, đã quay trở lại kế hoạch của Hoa Kỳ được chính quyền Trump thảo luận rộng rãi vào năm 2019 và bao gồm việc tăng cường cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu.

Ông Setchine lưu ý: "Được chính quyền trước đây của Hoa Kỳ quảng bá rộng rãi, khí đốt của Hoa Kỳ lại được chuyển đến lục địa châu Âu với khối lượng không đủ". Ông nói thêm rằng, trái với các cam kết tăng cường cung cấp LNG cho châu Âu, Washington đã tăng cường cung cấp cho các khu vực khác trên thế giới. Theo ông Igor Setchine, một minh chứng cho thấy sự khác biệt về lợi ích chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ.

Sự phục hồi kinh tế ở các nước châu Á, vốn đang thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu và giá khí đốt, đã khiến Hoa Kỳ chuyển hướng một phần nguồn cung cấp LNG dành cho châu Âu sang châu Á, theo các nhà chức trách Nga. Một động thái hầu như không phù hợp với thiện chí, được người Mỹ liên tục công bố trong những năm gần đây, nhằm cứu Lục địa già khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Đó là chưa kể đến nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ đối với đường ống dẫn khí Nord Stream 2 - dự án cuối cùng đã hoàn thành, ngày càng được các chuyên gia và báo chí nhắc đến như một biện pháp làm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu trong mùa đông này.

Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt trong mùa thu này, đạt mức cao kỷ lục 1.937 USD/1.000 mét khối vào đầu tháng 10. Sau đỉnh này, giá khí đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao.

Thêm khủng hoảng năng lượng trong tương lai?

Sau khi phát biểu về vấn đề này tại Diễn đàn Kinh tế Saint Petersburg vào tháng 6 năm vừa qua, ngày 28 tháng 10 ở Verona, Giám đốc điều hành của Rosneft một lần nữa đề cập đến một chủ đề quan trọng khác đối với lĩnh vực năng lượng.

Đó là về sự thâm hụt đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch không ngừng gia tăng trên quy mô thế giới.

Ông Igor Setchine tuyên bố: "Dựa trên diễn biến hiện tại của các dự án đang thực hiện, thâm hụt tích lũy của các khoản đầu tư cần thiết để đáp ứng nhu cầu về dầu mỏ, trong giai đoạn 2021-2025 có thể lên tới 135 tỷ USD".

Ông nói chi tiết rằng trong giai đoạn 2011-2015, các công ty dầu khí lớn nhất đã đầu tư vào khảo sát địa chất trung bình 16 tỷ USD mỗi năm, thì ngân sách được phân bổ cho những mục đích này đã giảm chỉ còn 5 tỷ.

Theo ngân hàng JPMorgan, việc thiếu các khoản đầu tư này, có thể lên tới 600 tỷ USD vào năm 2030, đang gây ra rủi ro bổ sung đối với sự ổn định của nhu cầu về dầu khí dài hạn và làm tăng giá đối với tất cả người tiêu dùng.

Sự thống trị về khí đốt tự nhiên của Mỹ có thể sắp kết thúcSự thống trị về khí đốt tự nhiên của Mỹ có thể sắp kết thúc
Bị Dòng chảy phương Bắc-2 thắt thòng lọng, Ba Lan quay sang mua khí đốt của MỹBị Dòng chảy phương Bắc-2 thắt thòng lọng, Ba Lan quay sang mua khí đốt của Mỹ
Hàng trăm giếng dầu, khí đốt của Mỹ có nguy cơ bị nhấn chìmHàng trăm giếng dầu, khí đốt của Mỹ có nguy cơ bị nhấn chìm

Nh.Thạch

AFP