Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tại sao châu Âu lại quá phụ thuộc Nga về khí đốt?

08:52 | 26/02/2022

5,051 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Người dân châu Âu đang phải gánh chịu giá năng lượng cao ngất ngưởng kể từ khi Nga rục rịch đưa quân vào Ukraine.

Giá năng lượng đã tăng điên cuồng trong ngày 24/2 sau khi chiến sự ở Ukraine nổ ra. Giá dầu Brent đã vượt mốc 100 USD/thùng, cao nhất kể từ năm 2014. Giá khí đốt tự nhiên cũng tăng tới 6,5% và chốt ngày tăng ở mức 2%.

Trước đó, Đức đã tạm dừng dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2 ở biển Baltic, một dự án nhằm tăng dòng khí đốt trực tiếp từ Nga đến Đức.

Trước sự bấp bênh đó, Liên minh châu Âu (EU) vốn đặc biệt phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đang lên kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Theo Washington Post, kế hoạch này dự kiến sẽ được Ủy ban châu Âu công bố vào tuần tới.

Tại sao châu Âu lại quá phụ thuộc Nga về khí đốt? - 1
Điều gì khiến châu Âu lại quá phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga? (Ảnh: Reuters).

Vậy lý do gì khiến khu vực này lại phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lượng Nga như vậy?

Khí tự nhiên ở Biển Bắc cạn kiệt

Theo ông Tim Schittekatte, nhà nghiên cứu tại MIT Energy Initiative và là chuyên gia về lưới điện châu Âu, những năm 1960 và 1970, châu Âu cung cấp một lượng khí đốt tự nhiên tương đương với lượng khí đốt mà họ sử dụng.

Tuy nhiên, sau đó sản lượng khí đốt của châu Âu sụt giảm dần khi các mỏ khí đốt ở Biển Bắc, vốn là nguồn cung đặc biệt quan trọng của Anh và Hà Lan, cạn kiệt. Ngoài ra, việc Hà Lan tuyên bố đóng cửa hoàn toàn các mỏ khí đốt ở Groningen vì động đất cũng khiến cho nguồn cung khí đốt của khu vực thêm eo hẹp.

Cùng thời điểm trên, các nước châu Âu đã và đang thực hiện cắt giảm sự phụ thuộc vào than đá để đạt mục tiêu khí hậu là đạt mức trung tính về carbon vào năm 2050, cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải vào năm 2030. Hiện, châu Âu chỉ còn khoảng 20% sản lượng điện năng là từ điện than.

Theo Tổng cục Năng lượng EU, kể từ năm 2012 đến nay, EU đã giảm khoảng 1/3 sản lượng điện than.

Ngoài ra, Đức đã sớm từ chối các khoản đầu tư vào năng lượng hạt nhân với việc ban hành Đạo luật Năng lượng nguyên tử vào năm 2011 - một quyết định được đưa ra nhằm ứng phó với thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011. Chỉ 13% năng lượng của châu Âu hiện nay là từ năng lượng hạt nhân.

Theo Tổng cục Năng lượng của EU, khoảng 25% năng lượng tiêu thụ của EU là từ khí đốt tự nhiên, dầu và dầu mỏ chiếm 32%, năng lượng tái tạo và năng lượng sinh học chiếm 18%, nhiên liệu hóa thạch rắn chiếm phần còn lại 11%.

Với 25% năng lượng từ khí đốt tự nhiên trong khi nguồn cung của khu vực cạn kiệt, đồng nghĩa châu Âu phải phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga. EU hiện là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Theo Tổng cục Năng lượng EU, tỷ trọng khí đốt EU nhập từ Nga chiếm 41%, Na Uy 24% và Algeria 11%.

Nói với CNBC, ông Schittekatte cho biết: "Trong các nhà cung cấp nước ngoài, khí đốt của Nga là rẻ nhất. Thay vì đa dạng hóa nhà cung cấp, các tuyến đường nhập khẩu khí đốt của Nga đã được đa dạng hóa".

Ngoài khí đốt tự nhiên của Nga là rẻ nhất, lượng dự trữ khí đốt của Nga còn lớn hơn bất kỳ nguồn cung nào khác gần đó, ông Georg Erdmann, nguyên chủ nhiệm bộ môn Hệ thống Năng lượng của Viện Công nghệ Năng lượng thuộc Đại học Công nghệ Berlin nói với CNBC.

Theo ông Erdmann, đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Đức (Đông Đức trước đây), khí đốt và dầu của Nga có giá phải chăng nhất. "Cho đến ngày nay, Nga đã hoàn tất tất cả các hợp đồng dài hạn. Vì vậy, ngành công nghiệp khí đốt cho rằng Nga là một đối tác thương mại đáng tin cậy".

Đẩy mạnh năng lượng tái tạo

Mặc dù phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga, nhưng nhìn chung nhu cầu khí đốt của EU đã đạt đỉnh vào năm 2010.

EU đã và đang tập trung xây dựng các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra khá chậm nên không thể xóa bỏ ngay sự lệ thuộc vào nguồn cung năng lượng của nước ngoài.

Điều đó một phần là do cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu không được thiết lập để xử lý khả năng gián đoạn năng lượng tái tạo, khó tích trữ năng lượng từ các nguồn tái tạo trong những thời điểm không có ánh nắng mặt trời và không có gió. Một số giải pháp đang được đưa ra để giải quyết vấn đề này bao gồm pin quy mô lớn, hydro xanh, nhưng các giải pháp đó vẫn nhỏ lẻ, chưa được triển khai ở quy mô lớn.

Ông Peter Sobotka, người sáng lập kiêm CEO của Corinex, công ty chuyên về cải thiện hiệu quả của các mạng phân phối năng lượng ở châu Âu, cho rằng chiến lược năng lượng tái tạo của châu Âu phần lớn phụ thuộc vào việc lắp đặt năng lượng mặt trời của người tiêu dùng.

"Mô hình này đòi hỏi các khoản đầu tư lớn vào lưới điện để ngay lập tức có thể đưa lượng điện thừa đến những nơi cần thiết nhằm giữ cho chi phí năng lượng thấp khi đến tay người dùng cuối", ông nói.

Trong khi đó, theo ông Schittekatte, đơn giản là hiện ở một số khu vực của châu Âu không có đủ công suất lưới điện để sử dụng nhiều năng lượng tái tạo, ví dụ như ở Tây Ban Nha và Hà Lan.

Một số công ty điện đã nhận ra vấn đề này. E.ON, một công ty điện của Đức đã bắt đầu đầu tư 22 tỷ euro trong vòng 5 năm tới để nâng cấp và số hóa mạng lưới phân phối điện. "Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine, những kế hoạch như vậy có thể hơi muộn", ông Sobotka nói.

Ngoài ra, theo ông Schittekatte, quá trình cấp phép diễn ra chậm chạp, một số trường hợp là do sự phản đối của công chúng.

Trong một số trường hợp, việc xây dựng năng lượng tái tạo ở châu Âu yêu cầu các quốc gia phải cùng hợp tác. Đây cũng là một nguyên nhân khiến quá trình này diễn ra chậm.

"Phần lớn năng lượng tái tạo đến từ Biển Bắc thông qua hệ thống điện gió ngoài khơi nhưng khó khăn là điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác đa phương, đó là tất cả các quốc gia giáp Biển Bắc phải hợp tác cùng nhau", ông Schittekatte nói.

Trước mắt, theo ông Erdmann, châu Âu vẫn có đủ năng lượng để dùng trong thời gian còn lại của mùa đông, với các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức đã được lấp đầy 30%. "Con số này mặc dù ít hơn so với cuối mùa hè của những năm trước, nhưng nó cũng đủ dùng", ông Erdmann nói với CNBC.

Theo Dân trí

Mỹ - EU phong tỏa tài sản của Tổng thống Putin, Nga phản bácMỹ - EU phong tỏa tài sản của Tổng thống Putin, Nga phản bác
Giá dầu hôm nay 26/2/2022 đồng loạt giảm mạnhGiá dầu hôm nay 26/2/2022 đồng loạt giảm mạnh
Giá vàng hôm nay 26/2/2022: Khẩu vị nhà đầu tư thay đổi, giá vàng mất giá mạnhGiá vàng hôm nay 26/2/2022: Khẩu vị nhà đầu tư thay đổi, giá vàng mất giá mạnh
EU gia tăng sức ép với Nga sau chiến sự ở UkraineEU gia tăng sức ép với Nga sau chiến sự ở Ukraine
Tổng thống Putin sẵn sàng đàm phán sau đề xuất của Tổng thống UkraineTổng thống Putin sẵn sàng đàm phán sau đề xuất của Tổng thống Ukraine
Tổng thống Ukraine tuyên bố ở lại KievTổng thống Ukraine tuyên bố ở lại Kiev
Nga - Ukraine đóng cửa vùng trời, Hàng không Việt Nam ra thông báo khẩnNga - Ukraine đóng cửa vùng trời, Hàng không Việt Nam ra thông báo khẩn

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,500 ▲1500K 83,500 ▲1500K
AVPL/SJC HCM 81,500 ▲1500K 83,500 ▲1500K
AVPL/SJC ĐN 81,500 ▲1500K 83,500 ▲1500K
Nguyên liệu 9999 - HN 80,550 ▲500K 80,850 ▲700K
Nguyên liệu 999 - HN 80,450 ▲500K 80,750 ▲700K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,500 ▲1500K 83,500 ▲1500K
Cập nhật: 24/09/2024 20:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 80.700 ▲800K 81.650 ▲550K
TPHCM - SJC 81.500 ▲1500K 83.500 ▲1500K
Hà Nội - PNJ 80.700 ▲800K 81.650 ▲550K
Hà Nội - SJC 81.500 ▲1500K 83.500 ▲1500K
Đà Nẵng - PNJ 80.700 ▲800K 81.650 ▲550K
Đà Nẵng - SJC 81.500 ▲1500K 83.500 ▲1500K
Miền Tây - PNJ 80.700 ▲800K 81.650 ▲550K
Miền Tây - SJC 81.500 ▲1500K 83.500 ▲1500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 80.700 ▲800K 81.650 ▲550K
Giá vàng nữ trang - SJC 81.500 ▲1500K 83.500 ▲1500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 80.700 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 81.500 ▲1500K 83.500 ▲1500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 80.700 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 80.600 ▲900K 81.400 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 80.520 ▲900K 81.320 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 79.690 ▲890K 80.690 ▲890K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 74.160 ▲820K 74.660 ▲820K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 59.800 ▲670K 61.200 ▲670K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 54.100 ▲610K 55.500 ▲610K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 51.660 ▲580K 53.060 ▲580K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 48.400 ▲540K 49.800 ▲540K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 46.370 ▲530K 47.770 ▲530K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 32.610 ▲370K 34.010 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 29.280 ▲340K 30.680 ▲340K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 25.610 ▲290K 27.010 ▲290K
Cập nhật: 24/09/2024 20:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,945 ▲40K 8,120 ▲40K
Trang sức 99.9 7,935 ▲40K 8,110 ▲40K
NL 99.99 7,980 ▲40K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,980 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,050 ▲40K 8,160 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,050 ▲40K 8,160 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,050 ▲40K 8,160 ▲40K
Miếng SJC Thái Bình 8,150 ▲150K 8,350 ▲150K
Miếng SJC Nghệ An 8,150 ▲150K 8,350 ▲150K
Miếng SJC Hà Nội 8,150 ▲150K 8,350 ▲150K
Cập nhật: 24/09/2024 20:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,500 ▲1500K 83,500 ▲1500K
SJC 5c 81,500 ▲1500K 83,520 ▲1500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,500 ▲1500K 83,530 ▲1500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 80,000 ▲500K 81,300 ▲500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 80,000 ▲500K 81,400 ▲500K
Nữ Trang 99.99% 79,900 ▲500K 80,900 ▲500K
Nữ Trang 99% 78,099 ▲495K 80,099 ▲495K
Nữ Trang 68% 52,668 ▲341K 55,168 ▲341K
Nữ Trang 41.7% 31,389 ▲209K 33,889 ▲209K
Cập nhật: 24/09/2024 20:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,385.34 16,550.84 17,082.69
CAD 17,749.75 17,929.04 18,505.16
CHF 28,281.92 28,567.59 29,485.58
CNY 3,424.53 3,459.12 3,570.81
DKK - 3,608.74 3,747.13
EUR 26,711.26 26,981.07 28,177.31
GBP 32,046.80 32,370.51 33,410.69
HKD 3,079.15 3,110.25 3,210.20
INR - 293.37 305.11
JPY 164.52 166.18 174.10
KRW 15.93 17.69 19.20
KWD - 80,402.94 83,621.61
MYR - 5,857.19 5,985.24
NOK - 2,310.52 2,408.74
RUB - 252.12 279.11
SAR - 6,539.14 6,800.92
SEK - 2,375.03 2,476.00
SGD 18,606.58 18,794.53 19,398.47
THB 661.11 734.57 762.74
USD 24,400.00 24,430.00 24,770.00
Cập nhật: 24/09/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,440.00 24,460.00 24,800.00
EUR 26,816.00 26,924.00 28,043.00
GBP 32,254.00 32,384.00 33,380.00
HKD 3,099.00 3,111.00 3,216.00
CHF 28,522.00 28,637.00 29,529.00
JPY 166.94 167.61 175.35
AUD 16,539.00 16,605.00 17,116.00
SGD 18,722.00 18,797.00 19,355.00
THB 726.00 729.00 762.00
CAD 17,872.00 17,944.00 18,492.00
NZD 15,186.00 15,695.00
KRW 17.65 19.48
Cập nhật: 24/09/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24470 24470 24810
AUD 16502 16552 17161
CAD 17908 17958 18510
CHF 28662 28762 29365
CNY 0 3462.7 0
CZK 0 1044 0
DKK 0 3663 0
EUR 27003 27053 27856
GBP 32495 32545 33297
HKD 0 3155 0
JPY 167.6 168.1 174.62
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18.2 0
LAK 0 1.023 0
MYR 0 5974 0
NOK 0 2317 0
NZD 0 15223 0
PHP 0 417 0
SEK 0 2405 0
SGD 18773 18823 19474
THB 0 706.9 0
TWD 0 768 0
XAU 8200000 8200000 8350000
XBJ 7500000 7500000 8000000
Cập nhật: 24/09/2024 20:00