Sông Mekong trước thách thức về nước, lương thực và năng lượng
Cân bằng tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường, là một Chương trình lớn được các nước GMS phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức, sẽ đề xuất các biện pháp mang tính chiến lược nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế được cân bằng với an ninh lương thực, nước và năng lượng, đặc biệt cân nhắc khuynh hướng thay đổi khí hậu đang gia tăng.
Javed Mir, Giám đốc Ban môi trường và tài nguyên thiên nhiên thuộc Tổng vụ Đông Nam Á của ADB cho biết: “Các nước trong GMS đã xuất sắc tiếp tục tăng trưởng đáng khâm phục trong suốt hai thập kỷ qua. Thách thức sẽ là thông qua những đường lối phát triển đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế trong Tiểu vùng mà không phương hại đến môi trường”.
Từ khi 6 quốc gia chung dòng Mekong thiết lập chương trình hợp tác kinh tế vào năm 1992, tăng trưởng GDP trong Tiểu vùng đã đạt mức bình quân 8% một năm, trong khi thu nhập thực tính trên đầu người từ năm 1993 đến 2010 đã tăng gấp hơn ba lần. Tuy nhiên khi các nền kinh tế Campuchia, Trung Quốc, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam tăng trưởng, thì nhu cầu về các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng tăng theo.
Hội nghị lần này được kỳ vọng sẽ đưa ra lời giải: Tăng trưởng sẽ tác động như thế nào đến môi trường, đồng thời xem xét tương lai của vấn đề nước trong khu vực? Các đại biểu tham dự hội nghị có cơ hội xem xét lại vấn đề tăng trưởng kinh tế có hỗ trợ xóa đói giảm nghèo hay không, dự báo về nhu cầu lương thực và nước cho đến năm 2050, và thảo luận cách cân đối những thách thức về môi trường và kinh tế.
Các nước trong GMS đã hợp tác trong sáng kiến Chương trình trọng tâm hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình đã đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm thiểu cũng như các tác động về môi trường trong việc lập kế hoạch và quyết định đầu tư trong ngành nông nghiệp, năng lượng, du lịch và giao thông. Vào tháng 12, lãnh đạo các nước trong Tiểu vùng đã thông qua chiến lược 10 năm nhằm tăng cường phát triển nông nghiệp, du lịch bền vững hướng tới người nghèo, phát triển với mức các-bon thấp và quản lý các hệ sinh thái đa dạng và phong phú của Tiểu vùng.
Từ năm 1992, ADB đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trị giá trên 57 triệu USD cho riêng các sáng kiến về môi trường trong Chương trình hợp tác kinh tế GMS.
Hữu Tùng
-
ADB: Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 17% vào năm 2070
-
ADB: Ngành công nghiệp sáng tạo kỹ thuật số sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương
-
ADB ký thỏa thuận tài trợ giáo dục 500 triệu USD với IFFEd
-
Tin tức kinh tế ngày 28/9: Đà tăng lãi suất huy động chững lại trong tháng 9
-
ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi