Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Về chủ trương cho vay tín chấp:

Sợ... “thả gà ra mà đuổi”?

07:00 | 10/09/2014

812 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tăng trưởng tín dụng chưa đạt được như kỳ vọng, nguồn vốn “ách” ở ngân hàng khiến doanh nghiệp dù “khát” nhưng cũng chỉ đứng nhìn. Những biện pháp mạnh đã và đang được kỳ vọng sẽ giúp khơi thông dòng vốn, trong đó có khuyến khích vay tín chấp - vay không có bảo đảm bằng tài sản.

Năng lượng Mới số 355

Thủ tướng Chính phủ trong văn bản chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ và ngân sách cuối năm đã nêu rõ: “Khuyến khích áp dụng các hình thức đánh giá tín nhiệm để tăng cường khả năng cho vay tín chấp, cơ cấu lại các khoản vay vốn lãi suất cao trước đây”. Đích thân Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có văn bản đề nghị các tổ chức tín dụng thu thập, khai thác thông tin về đánh giá tín nhiệm để tăng cường khả năng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản…

Rõ ràng, cơ quan quản lý Nhà nước đã bật đèn xanh cho các tổ chức tín dụng để rộng đường triển khai việc cho vay tín chấp, nhưng thực tế cho tới thời điểm hiện tại phía các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng không mặn mà gì với hình thức cho vay này. Lý do tại sao?

Thông tin là niềm tin

Thực tế thì việc cho vay tín chấp ở nước ta cũng đã có tiền lệ, các ngân hàng đã triển khai hình thức này từ lâu - đặc biệt là đối với khách hàng truyền thống và được đánh giá tín nhiệm cao. Đơn cử như ở TP HCM, NHNN đã công bố con số 17% tổng hạn mức vay vốn là tín chấp - thông qua chương trình kết nối doanh nghiệp và ngân hàng. Nhưng lẽ dĩ nhiên, ngân hàng và doanh nghiệp cũng đã phải “thông tỏ” về nhau nhiều năm rồi thì mới dám cho vay kiểu này. “Thông tỏ” có thể hiểu theo nhiều cách, đơn giản nhất là ngân hàng nắm được dòng tiền của doanh nghiệp, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa kể là những mối quan hệ làm ăn được hình thành qua nhiều năm…

Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng trăn trở: Ngân hàng cần phải nắm cả việc chậm nộp thuế của doanh nghiệp, rồi thì thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước như thế nào… thông tin nghe rất nhỏ nhặt nhưng đủ để cung cấp cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp. Ở nước ngoài, việc cho vay tín chấp tương đối dễ dàng, bởi vì tất cả các thông tin đều minh bạch, rõ ràng và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu một cách cẩn trọng. Đây là điều rất khó khăn đối với môi trường ở Việt Nam hiện nay. Phải nói thêm, những dữ liệu này phải được lưu trữ, so sánh và đánh giá trong tối thiểu 5 năm: Đây được coi là thời gian mang tính chu kỳ lên - xuống trung bình của doanh nghiệp đã được quy định trong các công ước quốc tế.

Các ngân hàng, với khả năng hạn chế về việc lấy thông tin của doanh nghiệp, có một cách khác để tiếp cận: Đó là Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC) - trực thuộc NHNN Việt Nam. Đây là trung tâm có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý. Kho dữ liệu của CIC đã và đang được kỳ vọng là một nguồn thông tin hữu ích cho các tổ chức tín dụng nhằm “thông tỏ” các doanh nghiệp đang tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên, việc sử dụng thông tin từ CIC cũng đã gây không ít băn khoăn cho các tổ chức tín dụng.

Chúng tôi tình cờ được chứng kiến cuộc tranh luận khá gay gắt giữa một bên là đại diện NHNN, bên kia là đại diện của một NHTM trong việc sử dụng thông tin từ CIC. Bên nào cũng có cái lý của mình xung quanh việc đánh giá tín dụng từ CIC. Theo phía NHTM, thông tin từ CIC sẽ chỉ mang tính chất tham khảo, còn NHTM sẽ phải dựa một hệ thống quản lý thông tin riêng biệt của mình. Nhưng xây dựng hệ thống lưu trữ, quản lý thông tin thì vô cùng khó khăn và “ngốn” khủng khiếp - theo như cán bộ quản lý rủi ro ở một NHTM cho biết, chúng ta mới chỉ “chập chững” những bước đầu tiên, nguồn lực và con người đều chưa sẵn sàng.

Hơn nữa, thông tin tín dụng từ bên thứ 3 như CIC hoặc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng không đầy đủ và nhiều rủi ro. CIC đi theo một mình một chuẩn và chắc chắn sẽ có độ vênh với “chuẩn” của các hãng xếp hạng quốc tế, NHTM biết đi theo hướng nào? Còn khi khách hàng gặp “sự cố” thì ngân hàng là bên thiệt hại trước hết, rất khó để quy trách nhiệm cho bên cấp thông tin tín dụng. Ví dụ như mấy hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, S&P cũng đã từng “phủi tay” về những đánh giá “toàn A” đối với các tổ chức tín dụng bên bờ vực phá sản trong đợt suy thoái của kinh tế Hoa Kỳ năm 2008.

Sợ... “thả gà ra mà đuổi”?

Sản xuất nông nghiệp là ngành đang rất cần được tạo điều kiện cho vay tín chấp

Vì vậy, việc cho vay tín chấp vẫn sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới bởi hệ thống thông tin tín dụng của chúng ta mới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Và kể cả khi hệ thống này được hoàn thiện đi chăng nữa thì việc “nhập nhèm” trong nhiều khâu kinh doanh ở Việt Nam sẽ vẫn là một trở ngại lớn để đem lại những đánh giá chính xác cho các ngân hàng, lúc đó thì vay tín chấp sẽ là một con dao mà các tổ chức tín dụng “nắm đằng lưỡi”. Như vậy, các ngân hàng có lý do để cứ “nhắm mắt” đối với hình thức cho vay này.

Giải pháp nào cho tín chấp?

Cho vay tín chấp hiện nay là một giải pháp hay và có khả năng hồi sinh các doanh nghiệp đang “chết lâm sàng”. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay không có đủ tài sản thế chấp để tiếp tục vay vốn sản xuất, trong khi họ vẫn có thể tìm được đầu ra cho sản phẩm. Đặc biệt, với các nhà sản xuất nông nghiệp thì tài sản thế chấp là một thứ rất “xa vời”. Nhưng làm thế nào để phương thức cho vay này có hiệu quả thì là cả một vấn đề.

Ngân hàng Nhà nước sau khi “bật đèn xanh” cũng đã có động thái kết nối các doanh nghiệp và NHTM: Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã khẳng định một vài kết quả khả quan tại một số tỉnh, khi đích thân lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cùng ngồi lại với doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh và đại diện các NHTM….

Đó chỉ là một cách làm mang tính “thời vụ” bởi những khó khăn trước mắt không dễ gì giải quyết trong ngày một ngày hai, để tiếp tục đẩy mạnh tín dụng ra thị trường.

Cũng từng có ý kiến của các chuyên gia kinh tế cho rằng: Các ngân hàng nên xem xét lại cả hệ thống thẩm định tài sản và tín dụng của mình. Câu chuyện của TS Lê Thẩm Dương trong một buổi hội thảo được NHNN tổ chức cuối năm ngoái sẽ là bài học đáng giá cho các ngân hàng. Theo ông Dương, bây giờ các NHTM cứ mang những người được đào tạo về ngành ngân hàng, tài chính đi thẩm định các dự án kinh doanh là không ổn chút nào. Thực tế là họ không biết gì về “trồng như thế nào và nuôi như thế nào” kể cả thiết bị máy móc sản xuất công nghiệp.

Câu chuyện có lẽ là đùa vui nhưng cũng đầy sâu cay: Tại một ngân hàng trên vùng Đắk Lắk, Lâm Đồng, rất nhiều dự án nông nghiệp, rủi ro rất cao nhưng nợ xấu lại không có, nông dân vay vốn sản xuất luôn được hiệu quả cao, trả tiền đúng hạn. Bởi lẽ phòng giao dịch này có 2 người thẩm định dự án, một người lớn tuổi thì am hiểu về cây công nghiệp như điều, tiêu, cao su… người kia thì biết rõ về gia súc, gia cầm, vật nuôi... Thế là mọi dự án, mọi đơn xin vay vốn đều được xem xét kỹ lưỡng không chỉ trên góc độ người cho vay mà còn như một “nhà nông đích thực”, họ không chỉ giúp người nông dân về hồ sơ vay vốn sao cho đúng, đủ, mà còn tư vấn cả những cách thức trồng trọt, chăn nuôi sao cho khoa học và bài bản.

Các ngân hàng nói chung sẽ rất, rất cần những người thẩm định như thế: Bởi lẽ khi am hiểu một cách rõ nét về dự án, về người đi vay, phía cho vay có thể đẩy dòng tín dụng ra một cách trơn tru hơn mà không cần một sự đảm bảo bằng tài sản ở hướng ngược lại.

Bảo Sơn

 

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 87,000 ▲1000K 89,000 ▲1000K
AVPL/SJC HCM 87,000 ▲1000K 89,000 ▲1000K
AVPL/SJC ĐN 87,000 ▲1000K 89,000 ▲1000K
Nguyên liệu 9999 - HN 86,100 ▲200K 86,500 ▲200K
Nguyên liệu 999 - HN 86,000 ▲200K 86,400 ▲200K
AVPL/SJC Cần Thơ 87,000 ▲1000K 89,000 ▲1000K
Cập nhật: 22/10/2024 13:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 86.100 ▲300K 87.100 ▲350K
TPHCM - SJC 87.000 ▲1000K 89.000 ▲1000K
Hà Nội - PNJ 86.100 ▲300K 87.100 ▲350K
Hà Nội - SJC 87.000 ▲1000K 89.000 ▲1000K
Đà Nẵng - PNJ 86.100 ▲300K 87.100 ▲350K
Đà Nẵng - SJC 87.000 ▲1000K 89.000 ▲1000K
Miền Tây - PNJ 86.100 ▲300K 87.100 ▲350K
Miền Tây - SJC 87.000 ▲1000K 89.000 ▲1000K
Giá vàng nữ trang - PNJ 86.100 ▲300K 87.100 ▲350K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.000 ▲1000K 89.000 ▲1000K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 86.100 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.000 ▲1000K 89.000 ▲1000K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 86.100 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 85.900 ▲300K 86.700 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 85.810 ▲300K 86.610 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 84.930 ▲290K 85.930 ▲290K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 79.020 ▲280K 79.520 ▲280K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 63.780 ▲230K 65.180 ▲230K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 57.710 ▲210K 59.110 ▲210K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 55.110 ▲200K 56.510 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 51.640 ▲190K 53.040 ▲190K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 49.470 ▲180K 50.870 ▲180K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 34.820 ▲130K 36.220 ▲130K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 31.260 ▲110K 32.660 ▲110K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 27.360 ▲100K 28.760 ▲100K
Cập nhật: 22/10/2024 13:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,540 ▲50K 8,730 ▲60K
Trang sức 99.9 8,530 ▲50K 8,720 ▲60K
NL 99.99 8,605 ▲55K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,560 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,630 ▲50K 8,740 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,630 ▲50K 8,740 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,630 ▲50K 8,740 ▲60K
Miếng SJC Thái Bình 8,700 ▲100K 8,900 ▲100K
Miếng SJC Nghệ An 8,700 ▲100K 8,900 ▲100K
Miếng SJC Hà Nội 8,700 ▲100K 8,900 ▲100K
Cập nhật: 22/10/2024 13:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,496.96 16,663.60 17,198.17
CAD 17,905.16 18,086.02 18,666.23
CHF 28,636.25 28,925.51 29,853.44
CNY 3,477.74 3,512.87 3,625.56
DKK - 3,618.95 3,757.53
EUR 26,789.30 27,059.90 28,258.17
GBP 32,159.54 32,484.38 33,526.49
HKD 3,185.82 3,218.00 3,321.23
INR - 301.41 313.46
JPY 162.75 164.39 172.21
KRW 15.93 17.70 19.20
KWD - 82,781.19 86,090.60
MYR - 5,815.09 5,941.91
NOK - 2,274.65 2,371.22
RUB - 249.81 276.55
SAR - 6,747.26 7,017.00
SEK - 2,358.22 2,458.34
SGD 18,829.55 19,019.75 19,629.91
THB 670.86 745.40 773.94
USD 25,062.00 25,092.00 25,452.00
Cập nhật: 22/10/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,100.00 25,120.00 25,452.00
EUR 26,818.00 26,926.00 28,046.00
GBP 32,213.00 32,342.00 33,329.00
HKD 3,187.00 3,200.00 3,306.00
CHF 28,684.00 28,799.00 29,683.00
JPY 164.04 164.70 172.06
AUD 16,514.00 16,580.00 17,087.00
SGD 18,873.00 18,949.00 19,494.00
THB 735.00 738.00 771.00
CAD 17,942.00 18,014.00 18,545.00
NZD 14,993.00 15,496.00
KRW 17.55 19.31
Cập nhật: 22/10/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25080 25080 25452
AUD 16571 16671 17233
CAD 18010 18110 18661
CHF 28955 28985 29782
CNY 0 3530.9 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3638 0
EUR 27025 27125 27997
GBP 32486 32536 33638
HKD 0 3220 0
JPY 165.52 166.02 172.54
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.9 0
LAK 0 1.059 0
MYR 0 5974 0
NOK 0 2304 0
NZD 0 15128 0
PHP 0 408 0
SEK 0 2395 0
SGD 18927 19057 19779
THB 0 703.5 0
TWD 0 772 0
XAU 8700000 8700000 9000000
XBJ 7900000 7900000 8500000
Cập nhật: 22/10/2024 13:00