Số lao động xuất khẩu trong 9 tháng bằng 80% so với cùng kỳ
Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong số các thị trường lao động của Việt Nam, Nhật Bản là thị trường lớn nhất nhất với 53.610 lao động (20.250 lao động nữ), sau đó là Đài Loan (Trung Quốc) 41.174 lao động, tiếp đến là Hàn Quốc 5.898 lao động, Romania 1.103 lao động, Saudi Arabia 817 lao động, Macau 324 lao động, Malaysia 304 lao động...
Số lao động xuất khẩu trong 9 tháng bằng 80% so với cùng kỳ |
Chỉ riêng trong tháng 9, cả nước có 12.950 lao động đi làm việc ở nước ngoài, bằng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Nguyễn Gia Liên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, tiếp nhận lao động Việt Nam với quy mô lớn nhất, chiếm trên 90% tổng số lao động đi trong thời gian qua. Chưa kể đến thu nhập tại thị trường lao động Nhật Bản khá cao và là nơi có nhiều cơ hội việc làm cho lao động có trình độ tay nghề, kỹ năng.
Theo thống kê của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, năm 2018, tổng số lao động sang Nhật Bản đạt gần 70.000 người. Hiện, có gần 200.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản.
Hiện nay, đất nước Mặt trời mọc đang có nhu cầu tuyển dụng hơn 345.000 lao động nước ngoài làm việc trong các ngành nghề: Hộ lý chăm sóc người cao tuổi, lưu trú khách sạn (lễ tân, đón khách...), điện, thông tin điện tử, bảo dưỡng-sửa chữa ôtô, hàng không phục vụ mặt đất và bốc xếp hành lý, nhà hàng ăn uống, xây dựng, đóng tàu, nông nghiệp…
Nguyễn Bách
-
Lượng người đăng ký xuất khẩu lao động Hàn Quốc tăng đột biến
-
Hà Nội: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024
-
Sẽ trình dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp trong tháng 4
-
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu: "Lương, thưởng Tết năm nay sẽ khó khăn"
-
Hà Nội: Người lao động khó khăn được nhận 1 triệu đồng dịp Tết Nguyên đán
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi
-
Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện