Lượng người đăng ký xuất khẩu lao động Hàn Quốc tăng đột biến
Lượng người đăng ký xuất khẩu lao động Hàn Quốc tăng đột biến (Ảnh minh họa) |
Tại buổi thông tin về tình hình lao động ra nước ngoài làm việc 6 tháng đầu năm ngày 20/6, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) cho biết, từ đầu năm đến ngày 19/6, cả nước đã có tổng số 78.024 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 62,4% kế hoạch năm (cả năm đặt mục tiêu là 125.000 lao động) và vượt 107% so với cùng kỳ năm 2023.
Một số thị trường ngoài nước tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam gồm: Nhật Bản 40.597 lao động (15.863 nữ), Đài Loan 27.350 người, Hàn Quốc 5.565 lao động, Trung Quốc 1.081 lao động nam, Singapore 609 lao động nam, Rumani 379 lao động, Hungary 264 lao động, Ba Lan 196 lao động, Ả Rập Xê út 317 lao động, Canada 39 người…
Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong nhiều loại hình ngành nghề công việc như: sản xuất, chế tạo (cơ khí, dệt may, giầy da, lắp ráp điện tử...); xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản) và dịch vụ (chăm sóc người cao tuổi, người bệnh, giúp việc trong gia đình) với điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt, chế độ phúc lợi bảo đảm.
Thu nhập của người lao động cao và ổn định, dao động từ 1.200 - 1.600 USD/tháng tại Nhật Bản và Hàn Quốc; 800 - 1.200 USD/tháng tại Đài Loan và các nước châu Âu; 700 - 1.000 USD/tháng đối với lao động có nghề và 500 - 600 USD/tháng đối với lao động phổ thông ở địa bàn Trung Đông, châu Phi.
Bên cạnh các thị trường đang tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam hiện nay như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, thì các thị trường khác cũng đang có nhu cầu đối với lao động Việt Nam như các nước thuộc Đông Âu (Rumani, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Serbia)...
Bà Phạm Ngọc Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Cục Quản lý lao động ngoài nước) cho biết, năm 2024, Hàn Quốc đã phân bổ hạn ngạch tuyển chọn khoảng gần 10.000 lao động sang làm việc trong ngành sản xuất chế tạo (chưa tính các ngành như nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng…).
Theo bà Lan, năm nay số lượng người lao động đăng ký thi tiếng Hàn tăng đột biến. Cụ thể, đến thời điểm này, Trung tâm Lao động ngoài nước đã tiếp nhận được số lượng hồ sơ nhiều nhất từ trước tới nay với 44.983 hồ sơ. Kỳ thi năm nay kéo dài nhiều đợt từ ngày 5/3 và dự kiến sẽ kết thúc đợt cuối vào ngày 22/6.
Theo ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, 6 tháng đầu năm, tình hình đưa lao động ra nước ngoài làm việc có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một trong những vấn nạn là lừa đảo trong hoạt động xuất khẩu lao động vẫn thường xuyên diễn ra, tính chất vẫn phức tạp và tinh vi.
Trước tình trạng đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã liên tục phải đưa ra những thông tin cảnh báo, ngăn chặn như: lừa đảo lao động đi làm việc tại một số ngành nghề, thị trường như Australia (trong lĩnh vực nông nghiệp); Hàn Quốc (trong lĩnh vực dịch vụ theo thị thực E9)… Cùng với đó là cảnh báo tình trạng lừa đảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài xảy ra trên môi trường mạng.
Hàn Quốc gỡ lệnh “cấm cửa” với lao động 4 tỉnh của Việt Nam Người lao động tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An sẽ được tham gia kỳ thi chọn lao động đi Hàn Quốc đợt 1 năm 2024, trừ thi vào các ngành nông nghiệp và ngư nghiệp. |
D.Q
-
Tin tức kinh tế ngày 7/9: Nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng tích cực
-
Tin tức kinh tế ngày 17/5: Sản lượng gạo toàn cầu dự báo đạt mức cao kỷ lục
-
Tin tức kinh tế ngày 5/4: Phát hành trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh
-
Đừng quên “mỏ vàng” nhân lực Việt Nam ở nước ngoài!
-
Thanh tra Bộ LĐTB&XH chỉ ra loạt vi phạm tại Vinamex
-
Giá xăng dầu tiếp tục giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 24/10
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
-
BRICS hấp dẫn thế nào mà hơn 30 quốc gia "săn đón"?
-
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
-
[Infographic] Vì sao nói áp thuế VAT phân bón 5% nông dân được thụ hưởng?