Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sẽ tính thuế TNCN như thế nào?

08:00 | 03/02/2018

506 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nguồn thu của ngân sách qua thuế thu nhập cá nhân (TNCN) có xu hướng ngày càng tăng. Mức thu thuế hiện hành sẽ được thay đổi trong thời gian tới.

Những người phải đóng thuế TNCN đang phấp phỏng chờ đợi xem Bộ Tài chính sẽ áp mức thuế mới như thế nào đối với từng mức thu nhập. Bởi có 2 phương án nên Bộ Tài chính còn đang lấy ý kiến các chuyên gia và người dân.

Trong phương án đưa ra hồi tháng 8-2017, Bộ Tài chính muốn giảm số bậc thuế chỉ còn 5 bậc, đồng thời quy định khoảng cách rộng ở các bậc thấp. Ngoài ra, sẽ điều chỉnh thu nhập tính thuế ở từng bậc theo số chẵn. Như vậy, người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì chịu mức thuế 5%; thu nhập 10-30 triệu thì mức thuế 10%. Thu nhập 80 triệu trở lên thì mức thuế là 35%. Tức là thu nhập càng cao thì tỷ lệ đóng thuế cũng tăng theo.

Theo tính toán của Tổng cục Thuế, với phương án này, nếu tính tác động trên số thu của năm 2015 thì tổng thu ngân sách giảm khoảng 3.100 tỉ đồng. Nếu tính thêm các yếu tố về tăng trưởng kinh tế thì dự tính số thu đến năm 2020 sẽ giảm khoảng 5.968 tỉ đồng.

Vì số hụt thu khá lớn nên Bộ Tài chính vẫn giữ 5 bậc nhưng có điều chỉnh lại. Đó là: người thu nhập 10 triệu đồng vẫn đóng mức 5% nhưng ở bậc hai, người thu nhập 10-30 triệu đồng phải đóng tăng lên 15% và thu nhập 50-80 triệu đồng phải đóng 25%.

se tinh thue tncn nhu the nao

Có ý kiến cho rằng, việc sửa biểu thuế này sẽ có lợi cho người giàu, cá nhân có thu nhập thấp không có lợi. Cụ thể, cá nhân có thu nhập tính thuế hiện đang ở bậc 1 sẽ không bị ảnh hưởng, các cá nhân hiện đang nộp thuế từ bậc 2 trở lên sẽ được giảm thuế so với hiện nay. Ví dụ: cá nhân có thu nhập tính thuế 10 triệu/tháng sẽ được giảm 250.000 đồng/tháng, thu nhập 30 triệu/tháng sẽ được giảm 850.000 đồng/tháng, thu nhập 40 triệu/tháng sẽ được giảm 750.000 đồng/tháng, thu nhập 80 triệu đồng sẽ được giảm 650.000 đồng/tháng...

Vì thế, Bộ Tài chính lại đưa ra một phương án khác và đó là phương án mà Bộ Tài muốn áp dụng: thu nhập 5 triệu đồng vẫn giữ nguyên mức thuế 5%, thu nhập 5-10 triệu đồng nộp 10%, thu nhập 10-40 triệu đồng nộp 20%.

Với phương án này, Bộ Tài chính cho rằng: Cá nhân có thu nhập ở bậc 1, bậc 2 sẽ không bị ảnh hưởng, cá nhân có thu nhập từ bậc 3 trở lên sẽ tăng thuế so với hiện tại. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ, mức tăng thêm so với thu nhập của người có thu nhập cao không lớn.

Ví dụ, cá nhân có thu nhập tính thuế 15 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 250.000 đồng/tháng, cá nhân có thu nhập tính thuế 30 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 400.000 đồng/tháng, cá nhân có thu nhập tính thuế 50 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 500.000 đồng/tháng, cá nhân có thu nhập tính thuế 80 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 650.000 đồng/tháng).

Phương án này khác với các phương án khác ở chỗ, ngân sách không giảm mà còn tăng thêm khoảng 500 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ngay cả phương án này cũng đang nhận được những ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng, nếu áp dụng thuế TNCN theo phương án 2, những người có thu nhập 24-41 triệu đồng có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất do quãng lương bị đánh thuế 20% mức 10-40 triệu đồng là rất rộng.

Với những công ty có vốn FDI, sau khi trừ các khoản miễn giảm và bảo hiểm, nhiều người sẽ rơi vào bậc 3, mỗi người sẽ đóng thêm 250.000-400.000 đồng/tháng so với mức hiện hành. Với nhân sự cấp cao, mức chênh có thể lên đến 600.000 đồng.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng: Để khuyến khích những người lao động tài năng có thu nhập cao, chống thất thu thuế từ hiện tượng khai man thu nhập, gian lận thuế, nên thay đổi mức thuế suất theo biểu thuế lũy tiến, sao cho khoảng cách giữa các mức không quá chênh lệch. Và ông đề nghị biểu thuế suất lũy tiến nên thay đổi từ 7 bậc thành 6 bậc. Cụ thể, mức thuế suất 5% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập tính thuế 10 triệu đồng/tháng; 30% cho các đối tượng chịu thuế có mức thu nhập tính thuế từ trên 70 triệu đồng/tháng…

Theo số liệu của cơ quan chức năng, thuế thu nhập cá nhân nộp về ngân sách hiện đã vượt số thu từ dầu thô và liên tục tăng mạnh qua các năm. Theo dự toán 2017 có thể vượt 80.000 tỉ đồng. Như vậy, nguồn thu từ ngân sách qua thuế thu nhập cá nhân có xu hướng ngày càng tăng.

Thu nhập cao thì mức thuế đóng cao, điều đó được người dân chấp nhận. Vấn đề mà người phải đóng thuế thu nhập hiện nay đang thắc mắc về mức tiền phải đóng thuế ở các bậc, cùng mức thuế như nhau nhưng mức thu nhập khác nhau quá xa. Chẳng hạn, thu nhập 10-40 triệu đồng/tháng thì đóng 20%. Như vậy có nghĩa là người thu nhập 10 triệu đồng cũng phải đóng mức thuế 20% như người có thu nhập 40 triệu đồng. Khoảng cách chênh lệch quá xa của bậc 3 này sẽ bất hợp lý, thiệt thòi cho người thu nhập 10 triệu.

Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh lại cho phù hợp trước khi đưa vào thực hiện chính thức.

Bùi Đức