Doanh nghiệp khốn khổ vì dịch bệnh mong chờ chính sách ưu đãi thuế sớm được thực thi
Bộ Tài chính đã báo cáo lên Chính phủ các giải pháp chính sách tài khoá nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trước tác động của đại dịch Covid-19. Mới đây tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tới cho giảm thuế TNDN xuống mức 15-17% từ ngày 1/7/2020.
Doanh nghiệp khốn khổ vì dịch bệnh mong chờ chính sách ưu đãi thuế sớm được thực thi |
Theo Bộ Tài chính, dự kiến áp dụng thuế suất 15-17% tùy thuộc vào quy mô doanh thu và số lượng lao động của doanh nghiệp, đồng thời cho phép miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh.
Trường hợp thực hiện từ tháng 7/2020, Bộ Tài chính dự kiến sẽ có khoảng 700.000 doanh nghiệp (chiếm khoảng 93% tổng số doanh nghiệp trong cả nước) được hưởng lợi, qua đó giảm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước năm 2020 khoảng 7.800 tỉ đồng (cả năm là 15.600 tỉ đồng).
Liên quan đến thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Bộ Tài chính đề xuất tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên mức 11 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên mức 4,4 triệu đồng/tháng.
Việc điều chỉnh này, theo Bộ Tài chính, sẽ giúp khoảng 6,8 triệu người được hưởng lợi, trong đó có khoảng 1 triệu đối tượng sẽ không phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Tổng số thu nhập người lao động được giữ lại để chi tiêu thêm nhờ việc điều chỉnh này trong năm 2020 khoảng 10.300 tỉ đồng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế TNDN xuống 15-17% cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là “không cởi mở” bởi mức giảm là quá ít so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Cụ thể như tại Indonesia, doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 4,8 tỉ rupiah (khoảng 7,85 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất thuế TNDN 1% tính trên doanh thu năm. Doanh nghiệp có doanh thu từ 4,8-50 tỉ rupiah được áp dụng thuế suất 12,5% đối với phần thu nhập chịu thuế tương ứng với mức doanh thu 4,8 tỉ rupiah…
Hay như tại Thái Lan, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20%, nhưng các doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ 300.000 baht trở xuống được miễn thuế, từ 300.001-3.000.000 baht được áp dụng mức thuế suất 15%...
Thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, trong 3 tháng đầu năm, cả nước đã có tới gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường - con số kỷ lục từ trước đến nay. Lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
Còn theo một kết quả khảo sát nhanh của VCCI, tác động của đại dịch đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất nghiêm trọng. Gần 85% doanh nghiệp cho biết dịch bệnh đã làm cho thị trường tiêu thụ của họ bị thu hẹp, gần 60% bị thiếu vốn và đứt dòng tiền kinh doanh. Có 40% cho biết thiếu nguyên liệu và 43% phải thu hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm. 82% cho rằng doanh thu năm 2020 của họ sẽ bị sụt giảm so với năm 2019, trong đó 30% doanh nghiệp dự báo có thể tụt giảm tới 30-50% và 22% sẽ tụt giảm trên 50%.
Cũng theo VCCI, nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, có tới gần 30% số doanh nghiệp được khảo sát chỉ có thể duy trì hoạt động được không quá 3 tháng, 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm. Trên 75% số doanh nghiệp báo sẽ phải thu hẹp quy mô lao động và có tới gần 10% số doanh nghiệp phải giảm quy mô lao động tới 50% so với hiện nay. Chỉ có chưa đầy 1% số doanh nghiệp gia tăng lao động.
Như vậy có thể thấy, dịch bệnh Covid-19 đang tác động tiêu cực đến hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Để hỗ trợ doanh nghiệp, bên cạnh những gói hỗ trợ tài chính của Chính phủ, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị Chính phủ cần trình Quốc hội giảm thuế TNDN mạnh hơn và sớm hơn cho doanh nghiệp để cứu hàng nghìn doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản do dịch bệnh.
M.T
14.500 hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất |
Việt Nam có 12 mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại |
Đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng là cần thiết |
-
Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản tăng CPI bình quân năm 2024
-
Techcombank mở rộng hệ sinh thái tài chính thông qua góp vốn thành lập Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ Techcom
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô ước đạt 44,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024
-
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm tiền thuê đất lên tới 30% trong năm 2024
-
VLF 2024: Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
-
Giá vàng hôm nay (1/11): Thị trường thế giới quay đầu giảm
-
Sóc Trăng hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững
-
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương
-
Giá vàng hôm nay (31/10): Đồng loạt tăng