Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sau Trung Quốc, tới lượt Nga ngừng nhập hải sản Nhật Bản

14:47 | 17/10/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào hôm 16/10, Nga theo bước Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu tất cả sản phẩm hải sản từ Nhật Bản như một phản ứng trong bối cảnh lo ngại về nguồn nước thải ra biển từ nhà máy hạt nhân Fukushima.
Sau Trung Quốc, tới lượt Nga ngừng nhập hải sản Nhật Bản
Một cảng hải sản ở Nhật Bản

Thứ Hai tuần này (16/10), cơ quan Giám sát Nông nghiệp Nga (Rosselkhoznadzor) tuyên bố trong một thông cáo báo chí: "Chúng tôi hành động tương tự Trung Quốc, áp dụng biện pháp hạn chế tạm thời đối với nhập khẩu cá và hải sản từ Nhật Bản với mục đích phòng ngừa".

"Các hạn chế sẽ được duy trì cho đến khi có thông tin toàn diện và xác thực cho thấy hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản an toàn", theo cơ quan trên.

Tuy nhiên, đây chỉ là một biện pháp tượng trưng vì vào năm 2022, giá trị xuất khẩu cá của Nhật Bản đến Nga chỉ đạt 257 triệu yên (tương đương 1,6 triệu euro), theo số liệu từ hải quan Nhật Bản.

Kể từ cuộc giao tranh ở Ukraine vào đầu năm 2022, mối quan hệ giữa Moscow và Tokyo hiện đang ở mức đóng băng khi Nhật Bản tham gia vào các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Nga.

Nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục nhập khẩu cá và sản phẩm hải sản khác từ Nga: vào năm ngoái, giá trị nhập khẩu thậm chí còn đạt mức kỷ lục 155 tỷ yên (gần 1 tỷ euro), cũng theo dữ liệu từ hải quan Nhật Bản.

Việc Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu các sản phẩm hải sản từ Nhật Bản là một đòn giáng mạnh vào ngành đánh bắt cá của Nhật Bản, bởi vì riêng Trung Quốc đại lục đã chiếm 22,5% kim ngạch xuất khẩu của nước này vào năm 2022.

Kể từ cuối tháng 8, Bắc Kinh đã đình chỉ tất cả việc nhập các sản phẩm hải sản từ Nhật Bản, như một phản ứng sau khi Tokyo bắt đầu đợt xả nước thải hạt nhân ra biển, từ các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima - bị tàn phá bởi trận động đất, sóng thần khủng khiếp năm 2011 ở đông bắc Nhật Bản.

Quá trình này đã được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) "bật đèn xanh" và chính Tokyo cũng đảm bảo rằng nó không gây nguy hiểm cho môi trường cũng như sức khỏe con người.

Theo các chuyên gia, nguồn nước này đã được xử lý để loại bỏ các chất phóng xạ nhưng công nghệ chưa loại trừ được tritium - một chất phóng xạ nguy hiểm nếu ở hàm lượng cao.

Vì vậy, lượng nước thải này đã được pha loãng bằng nước biển trước khi được xả ra Thái Bình Dương, để đảm bảo mức độ phóng xạ không vượt quá ngưỡng mục tiêu là 1.500 Bq/L, tức là thấp hơn 40 lần so với mức an toàn theo tiêu chuẩn Nhật Bản cho hoạt động này.

Nhật Bản có kế hoạch xả dần hơn 1,3 triệu m3 nước đã xử lý còn chứa tritium từ Fukushima, tương đương với 540 hồ bơi Olympic, nhưng với lịch trình hiện tại quá trình này sẽ diễn ra rất từ từ trong khoảng 30 năm - tới đầu những năm 2050.

Trung Quốc cấm hải sản Nhật Bản, Nga hưởng lợiTrung Quốc cấm hải sản Nhật Bản, Nga hưởng lợi
Lãnh đạo đối lập Hàn Quốc tuyệt thực vì nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật BảnLãnh đạo đối lập Hàn Quốc tuyệt thực vì nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản
Trung Quốc tăng cường giám sát người Nhật tại Trung Quốc sau quyết định của FukushimaTrung Quốc tăng cường giám sát người Nhật tại Trung Quốc sau quyết định của Fukushima
Nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ Nhật Bản sụt giảm mạnh sau vụ xả thải nước phóng xạNhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ Nhật Bản sụt giảm mạnh sau vụ xả thải nước phóng xạ
Nhật Bản, Trung Quốc xung đột về vấn đề nước xả Fukushima tại cuộc họp IAEANhật Bản, Trung Quốc xung đột về vấn đề nước xả Fukushima tại cuộc họp IAEA

Nh.Thạch

AFP