Sắp giải quyết xong khoản nợ của Vinashin
Chiều ngày 4/10, tại buổi họp báo tổng kết quý III của Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Ngọc Sự cho biết: “Tổng số nợ của Vinashin sẽ được phát hành trái phiếu trong nước đợt 1 khoảng 12.000 tỉ với lãi suất trái phiếu bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ. Riêng khoản nhận nợ bắt buộc gần 4.000 tỉ đồng (tương đương 200 triệu USD) với các nhà đầu tư nước ngoài, cơ bản đã được tái cơ cấu thông qua việc mua toàn bộ trái phiếu với giá trị dưới 30%. Còn khoản nợ trong nước còn khoảng 17.000 tỉ đồng thì Vinashin sẽ phấn đấu trong quý IV/2013 sẽ hoàn thành xong.
Bộ GTVT cơ bản giải quyết xong khoản nợ 86.000 tỉ đồng của Vinashin.
Liên quan đến 600 triệu USD vay các ngân hàng và tổ chức tín dụng quốc tế, Vị chỉ tịch Vinashin cho rằng, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ và ngày 10/10 tới đây sẽ phát hành trái phiếu để xử lý khoản nợ.
Liên quan đến các khoản nợ của Vinashin, ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết: “Chính phủ đang tập trung chỉ đạo việc tái cơ cấu Vinashin, trong đó nặng nhất là Vinashinlines. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã đồng ý cho phép bán các con tàu không sử dụng đang neo đậu ở nước ngoài và đến nay đã bán được hơn 90%. Còn một số tàu còn lại đã được các chủ tàu đặt mua".
“Theo nội dung Đề án tái cơ cấu Vinalines đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong thời gian tới, Vinalines sẽ chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải. Các chương trình đóng tàu sẽ được Chính phủ tạm giãn đến năm 2020 vì vận tải biển vẫn khó khăn. Hiện tại, nếu đóng tàu ra sớm không giải quyết được vấn đề vận tải mà phải sau năm 2020 mới tiếp tục thực hiện các chương trình trên. Ngoài ra, Chính phủ cho Vinalines khoanh nợ lại, số tiền này chưa phải trả lãi, gốc và đến sau 2020 mới phải trả, tạo điều kiện cho Vinalines hoạt động” - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho hay.
Cũng trong buổi họp báo, nói về hiện tượng xuất hiện vết hằn lùn theo vết bánh xe trên đường quốc lộ, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, qua việc kiểm tra của đoàn công tác do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức và qua các buổi thảo luận của hội thảo về vấn đề này, các chuyên gia đã tìm ra một số nguyên nhân sơ bộ như do cấp phối của bê tong nhựa có vấn đề, chất lượng nhựa đường và xe quá tải hoạt động lớn trên một số tuyến đường, gây biến dạng mặt đường. Nhằm hạn chế tình trạng trên, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ và các nhà thầu khẩn trương sửa chữa tất cả hỏng hóc.
Đến thời điểm hiện tại, vệt lún hằn bánh xe cơ bản đã xử lý xong đồng thời từng bước đưa ra giải pháp khắc phục trước mắt cũng như lâu dài để từ nay về sau không còn xảy ra hiện tượng trên.
T.M
-
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn đến hết năm 2025
-
[PetroTimesTV] Tập trung phối hợp xử lý những khó khăn, vướng mắc tại DQS
-
Từ ngày 1/7, tổng kiểm tra và xử lý bến thủy nội địa không phép trên toàn quốc
-
Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương bổ sung máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Thủ tướng yêu cầu tập trung cơ cấu lại 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11