Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sáng nay 6/11, đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức đi vào vận hành

06:47 | 06/11/2021

196 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sáng nay (6/11), Bộ GTVT và thành phố Hà Nội sẽ làm lễ bàn giao, tiếp nhận và đưa Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành chính thức. Trong 15 ngày đầu, tàu Cát Linh - Hà Đông chở khách miễn phí.

Theo kế hoạch, từ 9h sáng nay, Hanoi Metro tổ chức vận hành các đoàn tàu để chở người dân lên trải nghiệm toàn tuyến. Đơn vị cũng đã chuẩn bị hơn 200 nghìn vé 0 đồng (thẻ từ cứng) để phát cho hành khách trải nghiệm tàu trong 15 ngày đầu vận hành.

Để có thể lên tàu trải nghiệm, hành khách lên tầng 2 của 12 ga trên dọc tuyến, lấy thẻ từ ở quầy vé để vận hành hệ thống kiểm soát, như mở cửa kiểm soát ra vào, cửa lên tàu, khai báo thông tin điện tử. Sau khi kết thúc hành trình, hành khách trả lại vé này cho đơn vị vận hành ở cửa ra.

Sáng nay 6/11, đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức đi vào vận hành
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, trong tuần đầu dự kiến chạy 15 phút/chuyến, tuần thứ 2 là 10 phút/chuyến (ảnh: BGT)

Về tần suất chạy tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông, trong tuần đầu dự kiến chạy 15 phút/chuyến, tuần thứ 2 là 10 phút/chuyến, thời gian hoạt động từ 5h30 đến 20h, nếu lượng khách đi đông sẽ điều chỉnh biểu đồ.

Khi chở khách có thu tiền, thời gian mở cửa từ 5h30 đến 22h30, giờ bình thường 10 phút/chuyến, cao điểm 6 phút/chuyến.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài tuyến 13,05km đi trên cao, với 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. Hai ga đầu và cuối tuyến là ga Cát Linh và Yên Nghĩa.

Các ga có kết cấu gồm 3 tầng: Tầng 1 nơi khách đến để lên sảnh tầng 2, nơi mua vé, kiểm soát vé, còn tầng 3 là ke ga tàu dừng, đỗ đón trả khách. Hành khách sẽ đi từ dưới hè đường lên tầng 2 bằng thang máy, thang bộ để mua vé, qua cửa soát vé sau đó đi lên tầng 3 là ke ga để lên, xuống tàu.

Để lên tàu, khách dùng vé đi qua cổng soát vé tự động (bằng cách quẹt thẻ) để lên ke ga đợi tàu. Tại ga xuống, hành khách cũng phải dùng thẻ quẹt (đưa vào khe cổng soát vé) tại sảnh ga tầng 2 (nơi bán vé, kiểm soát vé) để đi qua cổng soát vé chiều ra.

Theo Metro Hà Nội, tại các quầy bán vé tự động có nhân viên nhà ga trực hỗ trợ khách hàng mua vé. Trường hợp khách không mua tại máy bán vé tự động có thể mua trực tiếp tại quầy bán vé tại sảnh.

Để mua vé tại quầy bán vé tự động, khách hàng dùng tiền mặt đưa vào khe nhận tiền, chọn ga đến. Các nút bấm trên máy dạng cảm ứng tay. Sau khi nhận tiền, máy sẽ nhả vé (thẻ nhựa) và tiền thừa nếu có. Theo thiết kế, hệ thống máy bán vé chưa có chế độ cài đặt tích hợp mua bằng thẻ thanh toán (ngân hàng) nên ban đầu chỉ vận hành bán theo hình thức nhận tiền mặt.

Điểm mới của vé tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông so với xe buýt hiện nay là có vé lượt (theo quãng đường và toàn tuyến), vé ngày (đi không giới hạn, bằng hai lần vé lượt toàn tuyến) và vé tháng thực tính 30 ngày. Vé tàu được bảo hiểm theo quy định chung về bảo hiểm đối với khách sử dụng dịch vụ khách công cộng.

Dự kiến giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách; trong đó, tối đa 15.000 đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng ngắn nhất.

Giá vé ngày 30.000 đồng/người không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày. Giá vé tháng có các mức 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông; 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.

Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, được áp dụng mức 140.000 đồng/người/tháng. Người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn vé.

Liên ngành Thanh tra giao thông - CSGT Hà Nội Hà Nội sẽ thực hiện công tác phân luồng, tổ chức giao thông trên các tuyến phố dọc hành trình tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoạt động theo phương án đã được Liên ngành thống nhất.

Cụ thể, với nút giao thông Hào Nam, Giảng Võ - Cát Linh, thay vì phương tiện đi lại theo vòng xuyến như lâu nay, từ sáng 6/11 ô tô đi hướng Hào Nam - Giảng Võ và ngược lại bị "bịt".

Cùng với đó, toàn bộ ô tô đi trên đường Giảng Võ đoạn từ nút giao Hào Nam - Kim Mã cũng bị cấm để xe buýt từ đường Kim Mã và từ trung tâm trung chuyển xe buýt ở số 1 Kim Mã nhanh chóng tiếp cận ga Cát Linh để trung chuyển khách.

Để đảm bảo việc di chuyển của người dân, Sở GTVT Hà Nội đưa ra phương án phân luồng, tổ chức giao thông như sau: Với hướng Hào Nam - Kim Mã, từ sáng 6/11, ô tô đi từ phố Hào Nam đi vào nút và tiếp cận phố Giang Văn Vinh để đi Kim Mã. Với hướng Giảng Võ - Hào Nam, ô tô đi theo hướng Giảng Võ - nút giao với phố Hào Nam - Giảng Võ và quay đầu ở điểm mở dải phân cách để tiếp cận phố Hào Nam.

H.T