Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Alo” là có giấy phép...!

15:42 | 24/11/2014

1,102 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đây là tình trạng cấp giấy phép phát hành sách cẩu thả, vô tội vạ của một số nhà xuất bản cho đơn vị liên kết xuất bản.

>> Sách liên kết: Chuyện gì đang diễn ra?!

Hiện nay cả nước có 65 Nhà xuất bản (NXB) thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Nhưng theo thông tin trong giới công tác ở NXB thì phần lớn các NXB gặp khó khăn về vấn đề tôn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ nên bị khuôn hẹp phạm vi đề tài; cũng có nhiều trường hợp NXB bị hạn chế nguồn vốn, năng lực tổ chức khai thác bản thảo, sự trải nghiệm và nhạy bén với môi trường kinh doanh… nên sách do chính NXB đầu tư, khai thác, sản xuất chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong thị trường sách.

Tuy nhiên nhu cầu thị trường cần có một nguồn cung lớn, vì thế các NXB phải tìm cách lấp khoảng trong nguồn cung đó. Và cách phổ biến nhất hiện nay chính là sử dụng nguồn lực của các công ty sách tư nhân liên kết xuất bản. Đây cũng là phương pháp được Luật xuất bản cho phép. Theo thống, hiện nay mỗi năm có đến khoảng 80% đầu sách là sách liên kết.

Sách liên kết bị đình bản vì sai sót nội dung

Nhiều thông tin cho rằng việc các NXB chạy đua trong việc liên kết với các nhà sách tư nhân để phát hành sách là vì lợi nhuận. Tuy nhiên theo tìm hiểu của phóng viên, khi cấp phép xuất bản một ấn phẩm thì NXB thu một khoản phí gọi là xuất bản phí. Nhưng đây không phải là khoản thu mang lại lợi nhuận hay làm giàu cho NXB. Khoản phí này được hiểu như chi phí cho công tác thẩm định, biên tập, đọc duyệt trong qui trình biên tập nội dung sách.

Xuất bản phí được tính bằng cách khoán gọn một số tiền vài triệu cho một tựa sách có số bản in từ 1.000 - 3.000 bản. Nhưng phổ biến nhất là cách tính % phí, trung bình từ 3-7% trên số bản in nhân với giá bìa sách.

Cũng có thông tin cho rằng, nhiều NXB hiện nay chỉ là nơi “bán giấy phép” bởi họ không tự thực hiện nổi một ấn phẩm/năm mà toàn là ấn phẩm liên kết. Chia sẻ với phóng viên, tiến sĩ Quách Thu Nguyệt – nguyên giám đốc NXB Trẻ cho rằng không thể “vơ đũa cả nắm” bởi sự liên kết giữa NXB và đơn vị liên kết là được luật thừa nhận và mang lại nhiều lợi ích cho thị trường sách. Chính nhờ sự liên kết xuất bản mà sản lượng sách mới được dồi dào, đề tài sách đa dạng, phong phú…

Tuy nhiên, tiến sĩ Quách Thu Nguyệt cũng thừa nhận có một số NXB không làm tròn chức năng “gác cửa” của mình để những ấn phẩm xấu, kém chất lượng “lọt” ra ngoài thị trường.

Cụ thể, bên cạnh những NXB nghiêm túc tuân thủ qui trình xuất bản khi cấp phép xuất bản thì vẫn có những NXB chủ quan, phó mặc tất cả cho bên liên kết. Việc này xuất phát từ đặc thù của sách liên kết là NXB không phải đầu tư khai thác bản thảo, nguồn vốn, không phải chịu áp lực của chuyện lãi lỗ… Chính vì thế mới dẫn đến tâm lý một số NXB xem đó không phải là sản phẩm của mình nên làm cẩu thả, làm lấy có.

Sách cho trẻ chứa nhiều nội dung "độc hại"

Chưa kể, vì bị đối tác liên kết thúc hối nên chính NXB đã tự phá vỡ qui trình xuất bản như biên tập sơ sài, bỏ qua luôn cả công đoạn đọc duyệt, kiểm tra thành phẩm trước khi in, công đoạn hậu kiểm trước khi nộp lưu chiểu…

Vừa qua, quyển sách “Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014” có bìa phản cảm cũng vì NXB thiếu sót trong quy trình xuất bản kể trên. Phía NXB Lao động - Xã hội đã không hề kiểm tra lại bản in nên chỉ khi quyển sách “chui lọt” ra ngoài thị trường thì mới phát hiện ra sai sót.

Thậm chí, tiến sĩ Quách Thu Nguyệt còn tiết lộ, trước đây có một số đơn vị tư nhân liên kết còn cho bà biết rằng, họ chỉ cần “alo” báo cho NXB tên của cuốn sách sắp in và nộp cho NXB xuất bản phí là họ đã dễ dàng có ngay giấy phép của NXB mà không cần qua bất kỳ qui trình thẩm định, biên tập hay đọc duyệt gì cả!

Còn ở phía các đơn vị liên kết với NXB, có một số đơn vị lại làm ăn theo kiểu “chụp giật”, chạy theo lợi nhuận, mục tiêu kiếm tiền là tối thượng. Họ bất kể những ảnh hưởng và tác động xấu cho xã hội từ những ấn bản “đen”, nhảm nhí, độc hại… do chính họ cung ứng cho thị trường.

Làng xuất bản từng có thời kỳ làm sách theo “phong trào”, mọi người đua nhau khai thác những sách bán chạy, lợi nhuận cao như sách diễm tình, kiếm hiệp, các sách khai thác đời tư, sex, vụ án giật gân với câu chuyện tình, tiền, tù, tội…

Chính những tiêu cực trên đã dẫn đến những trường hợp sách có nội dung nhảm nhí, sách sai về quan điểm chính trị, về học thuật, sách xào nấu, biên soạn cẩu thả… xuất hiện tràn lan trên thị trường sách trong thời gian qua.

Lê Trúc