Rosneft ký thỏa thuận tăng cung cấp dầu cho Indian Oil Company
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin đến thăm New Delhi để gặp Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Khí tự nhiên, Chính phủ Ấn Độ, Dharmendra Pradhan |
Trong chuyến công du tới Ấn Độ của ông Igor Sechin, "Rosneft và Indian Oil Company đã ký một thỏa thuận chuyển tiếp nhằm tăng đáng kể nguồn cung dầu và đa dạng hóa các sản phẩm cho Ấn Độ", Rosneft cho biết trong một tuyên bố.
Rosneft không nói rõ số tiền của hợp đồng đã ký, cũng như khối lượng được quyết định trong khuôn khổ của thỏa thuận này.
Thông báo này được đưa ra một ngày sau khi Nga thông báo lượng dầu xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 22 lần trong năm 2022.
Bị các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề của phương Tây và lệnh cấm vận đối với hydrocarbon vì cuộc tấn công vào Ukraine, Nga đang cố gắng chuyển hướng xuất khẩu dầu khí sang các nước khác, đặc biệt là ở châu Á.
Ấn Độ và Trung Quốc, những khách hàng năng lượng lớn, đứng đầu trong số các quốc gia mà Moscow đang tính đến để bù đắp cho các hợp đồng bị mất ở châu Âu.
Nếu những thị trường mới này cho phép Moscow bù đắp một phần cho phần bị mất ở châu Âu, thì sự phụ thuộc của nước này vào các đối thủ nặng ký ở châu Á sẽ giúp Trung Quốc và Ấn Độ ép giá năng lượng của Nga.
"Các bên cũng đã thảo luận (..) khả năng thanh toán bằng tiền tệ quốc gia", Rosneft cho biết trong tuyên bố hôm thứ Tư, khi Nga cố gắng phi đô la hóa nền kinh tế của mình để ít phụ thuộc hơn vào Washington.
Các công ty Ấn Độ là đối tác của Rosneft trong một số dự án lớn của họ ở Nga, bao gồm cả việc khai thác mỏ dầu khí khổng lồ Vankor.
Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ, được trích dẫn trong thông cáo báo chí, năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử, Nga trở thành một trong năm đối tác thương mại chính của Ấn Độ, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 38,4 tỷ USD.
Rosneft đối mặt với một lệnh tịch thu của Bộ Tư pháp Mỹ |
Rosneft, CNPC thảo luận hợp tác song phương |
Thủ tướng Nhật Bản: Nhật vẫn cần nguồn năng lượng của Nga |
Nh.Thạch
AFP
-
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”