Ra mắt Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật đầu tiên của Việt Nam
Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật được thành lập dựa trên Biên bản ghi nhớ được ký kết ngày 28/11/2018 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Công ty Ericsson (Thụy Điển) với ba mục tiêu chính, đó là, hỗ trợ nền tảng sáng tạo cho hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; là nền tảng hỗ trợ học tập và giáo dục; và là nền tảng hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) tập trung đẩy nhanh tiến độ của Việt Nam về Internet vạn vật trong Cách mạng công nghiệp 4.0. Sự hợp tác này cũng đánh dấu 50 năm quan hệ song phương giữa Thụy Điển và Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: “IoT là một trong các công nghệ nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. IoT có khả năng biến thế giới vật chất vô tri cất tiếng nói, giao tiếp với nhau và giao tiếp với con người; góp phần quan trọng xây dựng xã hội sáng tạo hơn. Việc phát triển, làm chủ được công nghệ IoT và khai thác hiệu quả các ứng dụng của IoT sẽ tạo ra cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vượt lên trước trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội”.
Cũng theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, với sự trợ giúp, hợp tác của Tập đoàn Ericsson và Chính phủ Thụy Điển, Trung tâm IoT Innovation Hub khi đi vào hoạt động sẽ trở thành điểm kết nối và cung cấp các nền tảng sáng tạo hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; tạo môi trường để hỗ trợ các bạn trẻ có tinh thần “học điều mới lạ”, “đam mê chiến thắng”, học tập, nắm bắt xu hướng mới nhất về IoT để “vượt qua thử thách” triển khai các ý tưởng nghiên cứu, góp phần phát huy tiềm năng của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp này.
Các đại biểu tham quan một số gian hàng Demo |
Theo ông Denis Brunetti - Tổng giám đốc Ericsson tại Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, Trung tâm IoT Innovation Hub được thiết lập phù hợp với tầm nhìn của Chính phủ về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0, nhằm thúc đẩy làn sóng tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội mới của Việt Nam. Trung tâm được thành lập sẽ khuyến khích sự tham gia của hệ sinh thái hợp tác giữa chính phủ, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu hướng đến “Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố vào ngày 19/8/2018 tại Hà Nội.
“Tôi tin tưởng rằng Trung tâm IoT Innovation Hub sẽ mở rộng nền tảng kiến thức về IoT & Công nghệ trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, đồng thời là trung tâm đào tạo và giáo dục cho các học viên, các hệ sinh thái khởi nghiệp, các lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam”, ông Denis Brunetti nói.
Cũng trong khuôn khổ lễ ra mắt Trung tâm IoT Innovation Hub, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc - Bộ Khoa học và Công nghệ cũng sẽ ký chương trình hợp tác hỗ trợ hoạt động phát triển Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật với Công ty VNPT Technology, Viettel, Đại học FPT, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Công nghệ thông tin - Đại học Bách khoa Hà Nội nhằm tăng cường và thúc đẩy các hoạt động của Trung tâm.
N.H
Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường Internet vạn vật Việt Nam |
Chuyển mình cùng cách mạng công nghiệp 4.0 |
Công nghiệp dầu khí phải tăng tốc |
Cơ hội & thách thức |
-
Phát triển kinh tế xanh bằng công nghệ số và tự động hóa
-
Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện
-
Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
-
Đẩy nhanh công cuộc phát triển của Việt Nam với động lực năng suất
-
Ứng dụng Martech - Con đường tăng trưởng của doanh nghiệp
-
Khám phá các giải pháp năng lượng thông minh của Eaton tại VIMF 2024
-
Kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024
-
Vietnam Water Week 2024: Cơ hội hợp tác toàn cầu giải quyết các thách thức về tài nguyên nước
-
2 nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
-
Xây dựng nền tảng cho ngành bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu