Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường Internet vạn vật Việt Nam

08:40 | 25/10/2018

320 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 24/10, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn IEC, Hiệp hội Internet Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo và Triển lãm quốc tế Smart IoT Việt Nam 2018 (Internet vạn vật) Việt Nam 2018 với chủ đề “Hiện thực hoá tiềm năng và khai phá thị trường Internet vạn vật của Việt Nam”.  

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, cùng sự tham dự của gần 1.200 đại biểu, chuyên gia trong và ngoài nước.

hien thuc hoa tiem nang va khai pha thi truong internet van vat viet nam
Toàn cảnh phiên toàn thể của hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên toàn thể của hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của IoT trong đời sống cũng như thực tiễn phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới. Muốn phát triển Smart IoT tại Việt Nam, việc đầu tiên là phải có cách tiếp cận đúng trong xây dựng chính sách trong phát triển IoT. Tuy nhiên, cách tiếp cận IoT chỉ đơn thuần là công nghệ vẫn chưa đầy đủ và toàn diện, các doanh nghiệp cần định hình rõ quan niệm IoT là cuộc cách mạng về chính sách và công nghệ, nhằm giúp thay đổi chính sách và cuộc sống người dân. Dưới góc độ công nghệ, IoT phải thúc đẩy nâng cấp mạnh mẽ các ngành sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia và xây dựng xã hội thông minh.

Theo ông Nguyễn Văn Bình thì Việt Nam cần phải sớm xây dựng và triển khai đề án phát triển số quốc gia và các chiến lược số chuyển đổi các ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng khác trong nền kinh tế, đồng thời cần có chính sách nâng cấp các ngành sản xuất thông qua ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin và tự động hóa, trọng tâm là các ngành công nghiệp chế tạo. Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thực hiện số hóa theo từng giai đoạn, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài vấn đề phát triển IoT vào đời sống và sản xuất, ông Nguyễn Văn Bình cũng đặt nặng vấn đề đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng khi nhận định: “Sắp tới, Việt Nam cần sớm hoàn thiện thể chế theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế số, đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một trong những vấn đề then chốt trong phát triển IoT Việt Nam là phải đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng. Mặt khác, sự phát triển IoT Việt Nam đặt ra yêu cầu tiếp cận mới về an toàn dữ liệu khi các thiết bị kết nối với nhau rộng khắp, các thiết bị từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Điều này liên quan đến cả nền công nghiệp, từ nhà chế tạo chip, nhà sản xuất thiết bị đến những nhà cung cấp dịch vụ trên mạng”.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, thuận lợi lớn nhất của nước ta trong phát triển IoT là có hạ tầng viễn thông tốt, một số doanh nghiệp viễn thông mạnh có khả năng đầu tư trước về hạ tầng phủ sóng toàn quốc. Bộ Thông tin và Truyền thông đã quy hoạch đủ số điện thoại, địa chỉ IP cho hàng tỷ thiết bị IoT. Nước ta cần phát triển một nền tảng công nghiệp về an ninh mạng. Đồng thời, cần xem IoT là một ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp sản xuất sensor. Muốn vậy, cả quản lý nhà nước, doanh nghiệp cần có sự đột phá trong tư duy, chính sách, cách tiếp cận phát triển IoT.

hien thuc hoa tiem nang va khai pha thi truong internet van vat viet nam

Các đại biểu tham gia trưng bày các sản phẩm, giải pháp công nghệ tại triển lãm.

Tại hôi thảo, các diễn giả đã tập trung trao đổi về những triển vọng phát triển và xu hướng ứng dụng công nghệ IoT tại Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á. Đồng thời, các diễn giả đã đưa ra những định hướng chiến lược nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong thế giới kết nối; trình bày, giải đáp một số chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT tại Việt Nam. trong đó, các tham luận đề nghị cần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tiến hành số hóa, liên kết số trong tiêu thụ sản phẩm, cung cấp kiến thức, thông tin và các công cụ cần thiết để chuyển đổi số. Một số doanh nghiệp còn đề xuất các kế hoạch nhằm khai phá tiềm năng ứng dụng IoT trong các ngành kinh tế và thâm nhập thị trường IoT ASEAN.

Tại Smart IoT Việt Nam 2018 còn có ba phiên hội thảo chuyên đề về “Bảo đảm an toàn và an ninh mạng trong kỷ nguyên IoT”, “Ứng dụng IoT trong đô thị thông minh” và “IoT và cuộc cách mạng trong ngành sản xuất”.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Triển lãm quốc tế về Smart IoT với quy mô hơn 40 gian hàng quy tụ sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước như: ABB Việt Nam, Dell EMC, VNPT, Darktrace, LG Electronics, Viettel, MobiFone, ZTE, Điện Quang, BKAV, Nextfarm, BTS, Ericsson... Các đơn vị đã giới thiệu những giải pháp công nghệ cao, giải pháp máy chủ, giải pháp lưu trữ cũng như các công nghệ bảo mật dữ liệu hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin, giải pháp về IoT ứng dụng cộng nghệ điện toán đám mây, công nghệ điện toán biên, giải pháp an ninh mạng hàng đầu thế giới…

N.H(TH)

hien thuc hoa tiem nang va khai pha thi truong internet van vat viet namHơn 500 doanh nghiệp tham gia triển lãm quốc tế về ngành nước
hien thuc hoa tiem nang va khai pha thi truong internet van vat viet namVTV Travel - trải nghiệm du lịch thông minh thời 4.0
hien thuc hoa tiem nang va khai pha thi truong internet van vat viet namViettel ra mắt Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel