Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Quy hoạch ngành năng lượng: Làm ngược hay xuôi?

06:36 | 23/09/2012

1,376 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Mỗi một quốc gia mạnh phải có ngành năng lượng ổn định, toàn diện, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng thì quá trình phát triển càng đòi hỏi tính cân đối, thống nhất và hiệu quả cao hơn. Nhiều năm qua, Việt Nam chưa thực hiện được quy hoạch tổng thể hệ thống năng lượng quốc gia. Chúng ta vô tư quy hoạch các phân ngành mà không hề dựa trên một quy hoạch tổng thể ngành năng lượng.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã tổng hợp ý kiến các chuyên gia ngành năng lượng, kiến nghị với lãnh đạo Đảng, Nhà nước những bất cập trong quy hoạch và giải pháp xử lý quy hoạch ngành năng lượng.  

Bất cập quy hoạch phân ngành

Gần 40 năm xây dựng và phát triển ngành điện đến ngày 29/12/2007, Chính phủ mới phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia lần đầu tiên. Cùng thời gian, Chính phủ đã chấp nhận các quy hoạch phân ngành của ngành năng lượng như: điện lực, dầu khí, than khoáng sản. Trong đó, ngành điện lực được xây dựng nhiều nhất với 7 lần, ngành than đã 5 lần được quy hoạch còn dầu khí 3 lần, riêng năng lượng tái tạo mới chỉ dừng ở mức dự thảo lần 1. Việc thực hiện quy hoạch các phân ngành khi chưa có một quy hoạch tổng thể ngành năng lượng nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu chính xác trong các dữ liệu, sự chênh lệch giữa dự báo vào thực tiễn.

Khai thác than bằng những công cụ thô sơ tại Quảng Ninh.

Trước hết, phải thấy tình trạng tư liệu và số liệu phục vụ quy hoạch thiếu đồng bộ, chưa được thẩm định, cơ cấu, tỷ lệ đầu tư chưa hợp lý giữa các phân ngành, giữa các giai đoạn quy hoạch, giá cả của các loại nhiên liệu - năng lượng là đầu vào, đầu ra của nhau nhưng thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý. Ví dụ điển hình là giá than nội địa tính cho các dự án nhà máy nhiệt điện chạy than trong quy hoạch phát triển điện lực không phản ánh được thực sự đầy đủ thành phần chi phí nhiên liệu trong giá thành sản suất điện (giá than bán cho điện chỉ bằng 50% giá thành than trên thị trường). Trong quy hoạch điện VII, một số bất cập về số liệu thể hiện rõ như vấn đề dự báo nhu cầu điện của Việt Nam. Trong đó, dự báo đến năm 2015 lượng tiêu thụ sẽ từ 194-201 tỉ kWh, năm 2020 là 330-362 tỉ kWh, năm 2030 là 695-834 tỉ kWh. Điều này cho thấy, cường độ tiêu thụ điện của nước ta đối với GDP năm 2010 là 1,0; năm 2015 là 1,5 và năm 2030 là 1,7-2,0. Trong khi đó, giá trị này ở nhiều nước phát triển trên thế giới đều nhỏ hơn 1, nước ta nhiều năm nay đều tương đương hoặc hơn 1. Nếu dự báo tỷ lệ cường độ tiêu thụ điện với tốc độc phát triển kinh tế ngày càng lớn cho thấy chúng ta đang ngày càng thụt lùi so với các nước khu vực và trên thế giới.

Thực tế cho thấy, không có quốc gia nào không phát triển kinh tế mà lại có nhu cầu sử dụng điện cao như vậy. Hơn 1 năm nay, sự suy giảm kinh tế ở phạm vi nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta, tiêu dùng điện của cả nước trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 giảm dưới 14,5%/ năm nhưng lại được dùng làm số liệu, thông tin cơ sở cho việc dự báo nhu cầu điện cho 10 năm tới. Thực tế, việc tăng trưởng điện trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 chỉ vào 8-9%. Nếu căn cứ trên thực tế tình hình triển khai các dự án điện nêu trên thì dự báo nhu cầu tiêu thụ điện đến năm 2015, 2020 sẽ giảm đi đáng kể (chênh lệch hơn 5%). Giảm dự báo nhu cầu tiêu thụ điện sẽ giảm gánh nặng đầu tư nguồn, lưới điện đến hàng chục tỉ USD so với kế hoạch hiện nay, đặc biệt giảm mạnh công suất nguồn nhiệt điện than dẫn đến giảm nhu cầu tiêu thụ than.

Ngành công nghiệp than được dự báo sẽ gặp khó khăn trong 3 năm tới (ảnh: Mạnh Thắng).

Quy hoạch điện được phê duyệt trước khi phê duyệt quy hoạch ngành than, dầu khí, năng lượng tái tạo nên không có cơ sở chính xác. Cụ thể đối với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/7/2011 nhưng quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 lại được phê duyệt vào ngày 9/1/2012 (chậm so với quy hoạch điện 6,5 tháng) trong khi quy hoạch ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 thì chưa được phê duyệt (chỉ có quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 được phê duyệt vào 30/3/2011) còn quy hoạch ngành năng lượng tái tạo Việt Nam giai đoạn 2011-2020 thì chưa có (mới dừng lại ở dự thảo lần 1). Tính đồng bộ của các quy hoạch phân ngành trong ngành năng lượng cũng chưa cao như: chưa tổ chức quy hoạch thống nhất trong 10 năm và có định hướng cho 10 năm tiếp theo.

Có thể nói, các phân ngành năng lượng có sự tương quan, tương hỗ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Quy hoạch một phân ngành nếu không đặt trong cái nhìn tổng thể chắc chắn sẽ dẫn đến sự bất cập, sai lệnh, thiếu thực tế.

Giải pháp hỗ trợ quy hoạch năng lượng

Một giải pháp quan trọng trong quy hoạch ngành năng lượng là phải đẩy mạnh việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Hiện nay, Việt Nam là nước sử dụng năng lượng kém hiệu quả và lãng phí nhất. Riêng về điện năng, mỗi năm vẫn tổn thất tới 11%. Giải thích cho vấn đề này, EVN đưa ra 2 nguyên nhân khá “chung chung” là tổn thất do kỹ thuật và thương mại. Nạn ăn cắp điện tràn lan vẫn chưa có chế tài đủ mạnh để răn đe. Có thể nói, mỗi hộ dân mỗi ngày phải cáng thêm gần 10% chi phí điện năng tiêu thụ cho sự tổn thất trên. Do đó cần có những chính sách cụ thể, những chế tài đủ mạnh cùng nhiều biện pháp triển khai đồng bộ về việc sử dụng hiệu quả tiết kiệm năng lượng trong toàn dân.  Có thể kể đến một số biện pháp như cơ cấu hợp lý các ngành nghề sản xuất, xây dựng định mức sử dụng điện cho từng hộ dân, đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, công tác tuyên truyền giáo dục trong toàn dân, có thưởng, có phạt…

Từ trước đến nay, chúng ta quá chú trọng vào đầu tư, khai thác nguồn năng lượng không thể tái tạo (than, dầu mỏ). Đã đến lúc cần đưa ra các chính sách, cơ chế khuyến khích hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, nâng tỷ lệ điện năng cao hơn mức đề ra tại quyết định phê duyệt quy hoạch điện VII. Trước mắt, cần xác định chính xác tiềm năng của từng dạng năng lượng tái tạo như gió, thủy triều để từ đó xây dựng mục tiêu khai thác có hiệu quả hơn. Theo đánh giá khái quát của VEA, tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam khá phong phú, đặc biệt tiềm năng gió là rất lớn có thể khai thác hàng chục ngàn MW. Bởi vậy, nếu như có giá điện hợp lý, có một số chính sách khuyến khích nhà đầu tư như hỗ trợ về thuế, cấp đất… thì điện gió có khả năng phát triển rất mạnh trong tương lai.

Theo quy hoạch các phân ngành, chúng ta có nguồn năng lượng khá phong phú, trữ lượng lớn như than, dầu mỏ, khí đốt, nhưng chưa được đánh giá và khai thác một cách toàn diện. Việc tiến hành quy hoạch tổng thể, tránh lãng phí, đảm bảo sự ổn định năng lượng để phát triển đất nước là vấn đề bức thiết cần tập trung mọi nguồn lực để giải quyết ngay. Một quy hoạch tổng thể khoa học sẽ giúp Chính phủ, các doanh nghiệp có phương hướng, kế hoạch khai thác, phát triển các nguồn năng lượng không chỉ trong 10, 20 năm mà có thể đến 50, 100 năm, để các thế hệ sau có không gian phát triển và sinh sống.

Thành Công