Quốc hội Pháp thông qua dự luật phục hồi điện hạt nhân
Với 402 phiếu thuận và 130 phiếu chống, dự luật phục hồi hạt nhân đã được thông qua. Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau khi Chính phủ Pháp vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm về cải cách chế độ hưu trí với tỷ lệ sít sao là 9 phiếu ủng hộ.
Dưới sự ủng hộ đa số tại Thượng viện vào cuối tháng 1 vừa qua, kế hoạch đầu tư hạt nhân còn phải vượt qua sự thỏa hiệp giữa các đại biểu và thượng nghị sĩ trong ủy ban hỗn hợp hoặc trong lần bỏ phiếu thứ hai.
Về mặt kỹ thuật, dự luật này giảm bớt các thủ tục và thời hạn để cụ thể hóa lời hứa của Tổng thống Emmanuel Macron về việc xây dựng 6 lò phản ứng EPR mới vào năm 2035 và khởi động các nghiên cứu cho 8 lò phản ứng khác, nhằm kéo dài thời hạn sử dụng các lò phản ứng hạt nhân hiện có hoặc để xây dựng các công trình mới.
Để “đạt được tính trung hòa carbon”, “không còn năng lượng hạt nhân đáng hổ thẹn”, đây là khẩu hiệu của các đại biểu theo chủ nghĩa Macron.
“Những rủi ro đáng giá bao nhiêu?”, “hàng tấn chất thải thì sao?”, thành viên Quốc hội Pháp Anne Stambach-Terrenoir đáp trả, trước khi nhấn mạnh vào vết nứt “đáng kể” được phát hiện gần đây trong đường ống của một lò phản ứng tại nhà máy điện Penly (tỉnh Seine-Maritime).
Nhóm nghị sĩ xã hội chủ nghĩa cũng đã bỏ phiếu chống lại kế hoạch đầu tư hạt nhân, ngay cả khi “không nằm trong tổ chức chính trị chống hạt nhân”, bà Marie-Noëlle Battistel cho biết.
Không còn “chốt khóa”
Giữa cuộc khủng hoảng năng lượng, hầu như Quốc hội Pháp ủng hộ năng lượng hạt nhân, “giảm thải carbon” và đảm bảo “chủ quyền” hạt nhân.
Người đứng đầu đảng Cộng Hòa (LR) Olivier Marleix đã ca ngợi một “bước ngoặt chính trị” của phe cánh hữu. Nhưng ông cảnh báo “nhiều nghi vấn” vẫn “chưa được giải đáp” về việc sử dụng điện, công nghệ và “các tác nhân hạt nhân mới”.
Sau Thượng viện, Quốc hội đã xóa bỏ mục tiêu giảm 50% tỷ lệ năng lượng hạt nhân trong hỗn hợp điện của Pháp vào năm 2035.
Bà Agnès Pannier-Runacher không muốn làm lớn hay bỏ ngỏ vấn đề này, trong khi năng lượng hạt nhân thường chiếm khoảng 70% sản lượng điện, nhưng năm 2022 chỉ có 63% do một số lò phản ứng ngừng hoạt động.
Trong các cuộc tranh luận, chính phủ đã thất bại trong dự án cải cách an toàn hạt nhân, vốn là chủ đề bị chỉ trích mạnh mẽ ngay trong những người cùng phe.
Chính phủ Pháp muốn hợp nhất Viện Bảo vệ Bức xạ và An toàn Hạt nhân (IRSN), chuyên kỹ thuật, vào Cơ quan An toàn Hạt nhân (ASN), chuyên bảo vệ các nhà máy điện. Nhưng các đại biểu đã bỏ phiếu để duy trì “tổ chức kép” hiện tại.
Chính phủ Pháp có thể đưa chủ đề này trở lại bàn đàm phán tiếp theo của quốc hội.
“Đó là một trận đấu nhiều hiệp và chúng tôi đã thắng ở hiệp đầu tiên”, ông François Jeffroy, đại diện của liên đoàn IRSN, người đã tổ chức nhiều ngày đình công và vẫn còn huy động thêm.
Văn bản này tuân theo Luật tăng tốc năng lượng tái tạo, được thông qua vào tháng 2, và đi trước đạo luật Lập trình Năng lượng nhiều năm, dự kiến diễn ra vào mùa hè này.
Nh.Thạch
AFP
-
Tạo bước tiến chiến lược cải thiện hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp Nhà nước chủ đạo
-
Tổng thống Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã