Phòng ngừa lao động trẻ em: Vì một thế hệ an toàn và khỏe mạnh
Lao động trẻ em đang là vấn đề toàn cầu, theo ước tính của ILO, hiện nay có khoảng 152 triệu lao động trẻ em và khoảng 73 triệu trẻ em làm các công việc độc hại, có nguy cơ cao phải chịu các tai nạn thương tích, bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng phát triển về thể chất cũng như tâm lí. Các em còn chưa được đào tạo, thiếu kinh nghiệm làm việc và có nhận thức hạn chế về các mối nguy hiểm liên quan đến công việc.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu tại diễn đàn |
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho rằng, chủ đề "Ngày Thế giới phòng, chống lao động trẻ em 2018 - vì một thế hệ an toàn và khỏe mạnh" có ý nghĩa thiết thực khi toàn cầu đang cam kết triển khai việc phòng ngừa lao động trẻ em. Việt Nam đã có các quy định của luật pháp và triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa lao động trẻ em. Đồng thời, nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết, trong đó có mục tiêu phát triển bền vững về xoá bỏ cưỡng bức lao động, chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại, mua bán người và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em nặng nhọc, nguy hiểm.
"Quan trọng hơn là giải quyết vấn đề lao động trẻ em, đặc biệt là bảo vệ các em khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Chúng ta cần có sự tham gia tích cực, sự liên kết, phối hợp chặt chẽ của tất cả các đối tác trong xã hội, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng" - Thứ trưởng Hà nhấn mạnh.
Giám đốc ILO tại Việt Nam Chang Hee Lee phát biểu tại diễn đàn |
Theo Giám đốc ILO tại Việt Nam Chang Hee Lee, việc trẻ em phải lao động sớm đã và đang để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tâm lý hài hòa của các em, cản trở việc tiếp cận, thụ hưởng nền giáo dục phù hợp, ảnh hưởng tới tương lai của chính các em. Đồng thời tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Lao động trẻ em trở thành vấn đề toàn cầu, đặt ra cho tất cả các quốc gia trên thế giới một thách thức, một trách nhiệm cần phải thúc đẩy hơn nữa nỗ lực trong việc thực hiện có hiệu quả việc xóa bỏ lao động trẻ em.
Toàn cảnh diễn đàn |
Tại diễn đàn, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam và quốc tế để đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc phòng ngừa lao động trẻ em, đặc biệt là lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; đồng thời cải thiện an toàn, sức khỏe cho lao động trẻ nhằm xây dựng một thế hệ lao động tương lai làm việc có năng suất, có thu nhập tốt, có khả năng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Bà Lê Hồng Loan - Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em của UNICEF cho rằng, cần triển khai đồng bộ các hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề lao động trẻ em, bao gồm cả nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường các dịch vụ bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em, hoàn thiện khung pháp lý và chính sách...
Đại diện của UNICEF nhấn mạnh, cần tập trung xây dựng hệ thống các dịch vụ an sinh xã hội cho trẻ em lao động sớm và gia đình các em. Phát triển các dịch vụ công tác xã hội, chăm sóc xã hội tại địa phương để trẻ em và gia đình có thể tiếp cận sử dụng dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Qua đó, nâng cao nhận thức, có kiến thức, kỹ năng thực hiện trách nhiệm chăm sóc con em trong gia đình. Giúp trẻ em có thông tin, kiến thức và tăng cường nhận thức về quyền của các em cũng như kỹ năng phòng, chống xâm hại, ngược đãi các em...
Lý giải về việc tại sao các doanh nghiệp chưa nhận thức cao về việc sử dụng lao động trẻ em, bà Trần Thị Lan Anh - Phó Tổng thư ký VCCI cho biết, do lao động trẻ em có giá rẻ và trẻ em cũng sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động. Vì thế, các chủ sử dụng lao động đã tận dụng lợi thế này để tăng cường lao động trẻ em.
"Để ngăn ngừa tình trạng này, cần có biện pháp xử phạt nghiêm minh hơn, cần có sự can thiệp từ nhà trường, chính quyền địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Bộ Luật lao động, trong đó có lao động trẻ em cho các chủ doanh nghiệp" - bà Lan Anh nói.
Nguyễn Hoan
-
Hà Nội: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024
-
Sẽ trình dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp trong tháng 4
-
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu: "Lương, thưởng Tết năm nay sẽ khó khăn"
-
Hà Nội: Người lao động khó khăn được nhận 1 triệu đồng dịp Tết Nguyên đán
-
Hơn 100 loại phụ cấp, phúc lợi được tách, "vẽ" để né đóng BHXH
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường