Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phòng không Ukraine sợ nhất máy bay nào của Nga?

17:40 | 19/12/2018

1,152 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Ukraine, máy bay trực thăng Ka-52 của Nga có thể được sử dụng để đàn áp các hệ thống phòng không, theo cổng thông tin Defense Blog.  

Defense Blog dẫn lời nhà phân tích quân sự người Malta, ông Babak Tagveya cho biết, phi đội thứ ba của trung đoàn 39 thuộc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã thực hiện các cuộc tập trận hai ngày ở Crimea với phần bài tập nhằm đàn áp các hệ thống này.

"Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Ukraine, 16 chiếc Ka-52 có thể được sử dụng để phá hủy hệ thống phòng không ở tiền tuyến", Defense Blog viết.

Cần lưu ý rằng, các cuộc xung đột hiện đại thường được thực hiện theo sơ đồ là trong tuần chiến sự đầu tiên, khoảng 30% các nhiệm vụ chiến đấu nhằm tấn công chống lại các hệ thống phòng không để đảm bảo ưu thế trên bầu trời và bảo vệ các máy bay của mình.

Defense Blog nhấn mạnh rằng, trực thăng Ka-52 của Nga có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các khu vực phía Nam của Ukraine trong trường hợp xảy ra xung đột.

phong khong ukraine so nhat may bay nao cua ngaNga bổ sung tổ hợp tên lửa S-400 tới Crimea
phong khong ukraine so nhat may bay nao cua ngaUkraine không gia hạn thiết quân luật sau vụ Nga bắt tàu
phong khong ukraine so nhat may bay nao cua ngaVì sao Nga từ chối yêu cầu của Mỹ phóng thích thủy thủ Ukraine?
phong khong ukraine so nhat may bay nao cua nga
Trực thăng Ka-52 của Nga

Quan hệ Nga và Ukraine leo thang căng thẳng kể từ khi Moscow bắt giữ các tàu quân sự của Kiev ở eo biển Kerch hồi tháng 11/2018. Nga cáo buộc các tàu này vi phạm chủ quyền.

Cuộc xung đột giữa quân đội Nga và Ukraine ở eo biển Kerch lại một lần nữa chứng minh rằng, cuộc Chiến tranh Lạnh mới sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với các xung đột cách đây 40 năm, nhà sử học Mỹ Stephen F. Cohen nhấn mạnh.

Theo ông Cohen, trong vụ xung đột này có hai trường hợp đầu tiên, chưa có tiền lệ, không hề có trong thời gian Chiến tranh Lạnh. Khác với cuộc Chiến tranh Lạnh đầu tiên khi nước Đức xa xôi là tâm chấn địa chính trị, lần này vụ việc xảy ra sát gần biên giới của Nga. Chính phủ Kiev trên thực tế là "khách hàng" của Hoa Kỳ và NATO. Do đó, "vụ việc trên biên giới", như Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi nó, có thể gây ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa Nga và phương Tây.

Thứ hai, trong 40 năm Chiến tranh Lạnh đầu tiên, các vị tổng thống Mỹ đã đàm phán với Điện Kremlin để ngăn chặn những tình huống xung đột, đây là những gì Tổng thống John F. Kennedy đã làm vào năm 1962, khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Nhưng, Tổng thống Trump không thể hoặc không muốn giao tiếp với Moscow vì ông bị cáo buộc thông đồng với Điện Kremlin để trở thành tổng thống, mặc dù tính hợp lệ của những cáo buộc này chưa bao giờ được chứng minh. Thay vào đó, sau vụ việc ở eo biển Kerch, ông Trump đã hủy cuộc gặp với ông Putin.

Ông Cohen cho rằng xét theo mọi việc, vụ việc ở eo biển Kerch không phải là tình huống xung đột cuối cùng giữa Washington và Moscow gần biên của Liên bang Nga - rất có thể một xung đột mới sẽ bùng nổ ở Ukraine do việc NATO liên tục mở rộng về phía đông. Nếu Tổng thống Trump thiếu thẩm quyền hoặc không có ý muốn thảo luận với Điện Kremlin về những tình huống khủng hoảng, như tất cả các vị tổng thống Mỹ đã làm bắt đầu từ Eisenhower, cuộc xung đột tiếp theo có thể có quy mô lớn hơn và không thể được giải quyết nhanh chóng.

H.Phan

RT