Phát triển nhờ khai khác đúng lợi thế, tiềm năng
Những giải pháp hiệu quả
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, VietinBank Nam Định “ghi điểm” ở nhiều chỉ tiêu kinh doanh quan trọng. Tổng nguồn vốn huy động của CN đạt 4.400 tỷ đồng, tăng 159 tỷ đồng so đầu năm và tăng 17% so cùng kỳ năm ngoái. Dư nợ của CN đạt 4.725 tỷ đồng, tăng 420 tỷ đồng so đầu năm và tăng 23,6% so cùng kỳ năm trước, cao hơn tăng trưởng tín dụng toàn Ngành Ngân hàng tỉnh (7,76%). Thu phí dịch vụ toàn CN đạt hơn 13 tỷ đồng, tăng 30,7% so cùng kỳ năm 2017... Để có được kết quả đó, CN đã luôn bám sát những định hướng, chỉ đạo của Ban Lãnh đạo VietinBank, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng có chọn lọc và thực chất.
Khách hàng giao dịch tại VietinBank Nam Định. |
Đặc biệt, CN chú trọng tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu KH, ngành hàng, ưu tiên cấp tín dụng ngắn hạn và tín dụng bán lẻ tới tận các làng nghề, vùng nông thôn trong tỉnh. Nhờ vậy mà tỷ trọng bán lẻ đến hết 6 tháng đầu năm 2018 đạt 53%/tổng dư nợ. Bên cạnh đó, VietinBank Nam Định tăng chất lượng hoạt động để phát triển, khai thác KH mới nhằm thu hút nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ. CN đã mở thêm 1 tài khoản kho bạc huyện Trực Ninh cùng một số KH là các tổ chức xã hội, từ đó đẩy mạnh huy động nguồn vốn CASA để cải thiện cơ cấu nguồn vốn đầu vào và đảm bảo cân đối vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, CN cũng triển khai nhiều giải pháp, chương trình tín dụng ưu đãi với mục tiêu đồng hành và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trên địa bàn. Theo đó, CN tiên phong hạ lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giúp DN tiết giảm chi phí vốn vay. Mặt khác, CN còn áp dụng nhiều chương trình ưu đãi lãi suất như: Cho vay ưu đãi 5 ngành nghề ưu tiên theo quy định của NHNN, triển khai 12 chương trình và các gói ưu đãi lãi suất của VietinBank. Tính đến 30/6/2018 các chương trình ưu đãi lãi suất có số dư 3.940 tỷ đồng, chiếm 83,3% tổng dư nợ toàn CN.
Với những giải pháp này, CN vừa phát triển được nguồn vốn, KH; vừa gia tăng chất lượng hoạt động, đảm bảo không để phát sinh các khoản nợ xấu mới.
“Một KH có thể sử dụng nhiều SPDV của VietinBank”
Trên địa bàn hiện nay không có nhiều DN lớn, nhưng sức ép cạnh tranh lại rất khốc liệt từ nhiều tổ chức tín dụng; vì thế để tồn tại và phát triển CN cần phải tìm được hướng đi riêng và sức mạnh vượt trội, đảm bảo thành công trong cạnh tranh.
Hiện thực hóa hoạt động, CN đã tập trung khai thác phân khúc bán lẻ. “CN không ngừng đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị tìm kiếm KH mới; đồng thời khai thác quyền lợi gia tăng của KH khi tham gia các SPDV VietinBank như: Bảo hiểm; chi trả kiều hối; thu hộ tiền điện, tiền học phí; dịch vụ SMS Banking; EFAST; iPay… Mục tiêu của CN đó là một KH có thể sử dụng nhiều SPDV của VietinBank” - Giám đốc CN Trần Văn Thiện cho biết.
Không chỉ cạnh tranh bằng SPDV tiện ích, đa dạng, CN còn chú trọng đến chất lượng con người. Theo đó tại CN, đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên được rèn luyện tác phong giao dịch và kỹ năng giao tiếp, chú trọng chăm sóc KH VIP và KH tiềm năng có quan hệ tiền gửi thường xuyên tại CN. Chính bởi sự chu đáo, tận tụy và bền bỉ, tính chuyên nghiệp trong chất lượng phục vụ, CN đã xác lập và định vị lòng trung thành của KH gắn bó với SPDV do CN cung cấp.
Trả lời câu hỏi về định hướng hoạt động, Giám đốc CN Trần Văn Thiện cho biết: VietinBank Nam Định sẽ phát huy 3 sức mạnh trụ cột là con người - công nghệ và SPDV để tìm kiếm KH mới, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần, tạo tiền đề tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, CN tiếp tục bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương và thị trường để thiết lập dữ liệu KH tiềm năng, dự án trọng điểm... “VietinBank Nam Định phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp vào thành công chung của hệ thống; đồng thời giữ vững vị thế dẫn đầu và thúc đẩy sự phát triển của vùng đất Thành Nam” - Giám đốc CN Trần Văn Thiện khẳng định.
Anh Thư
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?