Phát triển bền vững không còn là "món trang sức xa xỉ" với doanh nghiệp Việt
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự thay đổi về hành vi và nhận thức của người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung đã tạo ra cả áp lực và động lực mới cho DN thực hiện trách nhiệm xã hội. Nhiều DN đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực môi trường, đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lý để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.
Vấn đề quan trọng nhất vẫn cần sự tham gia của đông đảo các DN vì mục tiêu phát triển bền vững |
Theo Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có tới 71% DN cho biết họ đã lên kế hoạch hành động cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và có 13% đã xác định các công cụ cần và 29% đặt ra các mục tiêu cụ thể. Hơn 80% cho biết họ có nhiều khả năng sẽ mua hàng hóa và dịch vụ từ các bên đã đăng ký thực hiện các mục tiêu này hơn.
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, phát triển theo mô hình phát triển bền vững là giải pháp giúp DN nâng cao chuẩn mực kinh doanh, để có thể thâm nhập thị trường hiện hữu, đồng thời phát triển bền vững cũng như mở cơ hội thị trường rộng lớn cho DN.
“Nếu các nền kinh tế thực hiện theo 17 mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030, sẽ mở ra các cơ hội kinh doanh trị giá ít nhất 12 ngàn tỷ USD, và sẽ tạo ra ít nhất 380 triệu việc làm, với gần 40% việc làm tại các nước đang phát triển”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn cần sự tham gia của đông đảo các DN. Bên cạnh đó, cần khuôn khổ pháp lý để có một sân chơi bình đẳng, bởi DN nào thực hiện một cách có trách nhiệm vô hình chung lại bị thiệt thòi nếu DN khác không tuân thủ.
Khuôn khổ pháp luật của nhà nước phải ban hành đồng thời cùng với chuyện nâng cao nhận thức. Pháp luật phải đảm bảo 3 yếu tố cấu thành: làm thế nào DN không muốn kinh doanh mà làm ảnh hưởng tới môi trường, phải chặt chẽ đến mức không thể làm sai, và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để DN không dám làm.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ từng nhấn mạnh: “Phát triển bền vững là đi đến cùng mục tiêu phát triển hùng cường, trường tồn và phồn vinh, thịnh vượng của đất nước”.
Với góc độ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, để kinh doanh có trách nhiệm, hướng tới phát triển bền vững, nhà nước phải hỗ trợ ban đầu cho các DN, để khuyến khích DN thực hiện. Bên cạnh đó phải có cơ chế ràng buộc bắt buộc, nếu không thực hiện phải chịu trách nhiệm.
Đồng thời, Bộ trưởng nhấn mạnh, thực chất đây còn là quyền lợi của mỗi DN. Khi chúng ta bỏ ra chi phí ban đầu cho phát triển bền vững thì sẽ thu lại được nhiều vấn đề cho cả cộng đồng và bản thân DN. Khi đó chi phí giảm, năng lực cạnh tranh tăng, uy tín tăng, giá trị thương hiệu tăng… tất cả đều hưởng lợi từ việc chúng ta bỏ ra chi phí ban đầu.
Công bố Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững |
Nâng cao vai trò doanh nghiệp Việt Nam với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững |
Phát triển bền vững là chủ đề quốc tế quan trọng |
Lê Minh
-
190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế
-
Cơ hội xem những bộ phim tài liệu về phát triển bền vững
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
Kinh nghiệm quốc tế về thuế GTGT phân bón và khuyến nghị cho Việt Nam