Phản biện xã hội về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập
Quang cảnh hội nghị. |
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị.
Theo dự thảo, UBND thành phố đề xuất phân loại thành 4 vùng để áp dụng mức chi học phí từ năm 2022-2023.
Vùng 1: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thuộc các quận và các phường trên địa bàn thị xã Sơn Tây (thuộc vùng thành thị theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Vùng 2: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thị trấn thuộc các huyện (thuộc vùng nông thôn theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Vùng 3: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã thuộc thị xã Sơn Tây và các xã thuộc huyện của thành phố Hà Nội (trừ các xã miền núi, thuộc vùng nông thôn theo quy định Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).
Vùng 4: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã miền núi thuộc các huyện của thành phố (thuộc vùng miền núi theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).
Đối tượng dự kiến có mức tăng học phí với số tiền tuyệt đối cao nhất là trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh trung học cơ sở theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn các phường. Mức tăng 145.000 đồng/học sinh/tháng, tỷ lệ tăng là 93,55%. Tổng số đối tượng này trong năm học 2022-2023 khoảng 246.577 học sinh/1.085.327 học sinh, chiếm 22,72%.
Dự kiến mức tăng học phí cao nhất là học sinh cấp trung học phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn các xã miền núi, với tỷ lệ tăng 316,67%, mức tăng với số tiền tuyệt đối là 76.000 đồng/học sinh/tháng. Tổng số đối tượng này trong năm học 2022-2023 khoảng 3.694 học sinh/1.085.327 học sinh, chiếm 0,34%.
Về quy định áp dụng mức thu học phí trong trường hợp học trực tuyến năm học 2022-2023 bằng 75% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục đã được ban hành. Như vậy, tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất năm học 2022-2023 dự kiến hơn 1.742 tỷ đồng, tổng số kinh phí tăng dự kiến khoảng 523,3 tỷ đồng so với tổng thu.
Phát biểu tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, dự thảo Tờ trình cũng như Dự thảo Nghị quyết, mức thu học phí giữa các xã miền núi chênh lệch với khu vực phường đến hơn 6 lần là chưa thỏa đáng, cần xem xét lại. Việc thu học phí tại các thị trấn thấp hơn các phường nội thành là hợp lý, tuy nhiên, cần có sự điều chỉnh tỷ lệ học phí giữa các xã miền núi và các phường; cần nêu rõ căn cứ để thu học phí trực tuyến bằng 75% học phí trực tiếp.
Một số đại biểu cho rằng, dự thảo dù đúng với quy định của Nhà nước tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, tăng mức thu là cần thiết nhưng cần có lộ trình vì dịch Covid-19 vừa qua đang khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, trong khi đó mức tăng vùng 1 gần 100% là quá cao…
Tiếp thu các ý kiến của đại biểu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương cho biết, các ý kiến phát biểu tại hội nghị phản biện là cơ sở để UBND và HĐND thành phố tiếp tục hoàn thiện, thông qua trong năm học 2022-2023.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đề nghị Sở Giáo dục - Đào tạo tiếp thu, chỉnh sửa lại để khi áp dụng sẽ nhận được sự đồng tình của đông đảo nhân dân, trong đó, cần lưu ý đến các vấn đề mang tính đặc thù của Hà Nội…
Theo Báo Hànộimới
Giám sát, phản biện xã hội là yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay |
TP HCM “nóng” vấn đề tăng học phí |
-
Tăng cường trang bị kiến thức an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên
-
Hà Nội vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2023
-
Bộ GD&ĐT đẩy mạnh truyền thông công tác xã hội, tư vấn tâm lý học đường
-
Giám sát, phản biện xã hội là yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay
-
Hướng dẫn xử lý F0, F1 tại các cơ sở giáo dục