Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ông Trump nói có cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng vài giờ

08:35 | 22/02/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, nếu tái đắc cử, ông sẽ có cách làm trung gian hòa giải để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng vài giờ.
Ukraine nêu 4 điều kiện chấm dứt xung đột với NgaUkraine nêu 4 điều kiện chấm dứt xung đột với Nga
Nga chỉ ra bên có thể chấm dứt xung đột UkraineNga chỉ ra bên có thể chấm dứt xung đột Ukraine
Ông Trump nói có cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng vài giờ - 1
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).

Tại một cuộc vận động tranh cử ở Florida ngày 20/2, trả lời câu hỏi liệu ông sẽ làm gì để chấm dứt xung đột ở Ukraine nếu tái đắc cử, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông thậm chí sẽ hành động trước khi tuyên thệ nhậm chức.

"Tôi thực sự sẽ bắt đầu kêu gọi, không phải từ ngày tôi nhậm chức, mà từ đêm tôi giành chiến thắng. Tôi sẽ gọi cho hai người là Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Tôi nói rằng chúng ta sẽ gặp nhau. Tôi đảm bảo có thể giải quyết được vấn đề đó", cựu chủ nhân Nhà Trắng cho biết.

Ông chia sẻ thêm: "Tôi sẽ nói với một người điều này, một người điều kia. Chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận chỉ trong 24 giờ".

Theo ông Trump, việc các nước tiếp tục đổ tiền viện trợ quân sự vào Ukraine làm trì hoãn quá trình giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao và khiến nhiều người thiệt mạng.

Những tháng gần đây, ông Trump liên tục kêu gọi Mỹ dẫn dắt quá trình hòa đàm ở Ukraine, đồng thời chỉ trích các chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Hồi cuối tháng 1, ông thậm chí cho rằng người kế nhiệm "đang đẩy chúng ta đến bờ vực Thế chiến III".

Ông cũng chỉ trích quyết định của Mỹ viện trợ xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams cho Ukraine vì động thái này có thể làm gia tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga.

Ông Trump là Tổng thống Mỹ từ năm 2017 đến tháng 1/2021. Sau khi tái tranh cử thất bại vào tháng 11/2020, cuối năm ngoái, ông tuyên bố sẽ tái tranh cử lần hai vào năm 2024.

Đây không phải lần đầu tiên ông Trump bình luận về chiến sự ở Ukraine. Cuối tháng trước, ông từng tuyên bố có thể giải quyết xung đột Nga - Ukraine trong vòng 24 giờ nếu tái đắc cử. Khi đó, ông không nói rõ sẽ giải quyết bằng cách nào, nhưng khẳng định nếu ông còn lãnh đạo nước Mỹ, xung đột Nga - Ukraine đã không xảy ra.

Tháng 3/2022, ông nói, tính cách cá nhân của ông là yếu tố giúp Mỹ không sa vào chiến tranh và nước Mỹ hiện không có ai đối thoại được với Tổng thống Putin.

Những bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ hai. Giao tranh giữa lực lượng Nga và Ukraine xảy ra khốc liệt ở mặt trận miền Đông, trong khi các cuộc hòa đàm bế tắc từ cuối tháng 3 năm ngoái. Moscow tuyên bố chỉ đàm phán khi Kiev chấp nhận "thực tế mới về lãnh thổ". Ukraine nhấn mạnh hòa đàm chỉ diễn ra khi Nga rút hết quân và Ukraine giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ, kể cả Crimea.

Ông Trump nói có cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng vài giờ - 2
Cục diện toàn chiến trường Ukraine (bên trái) và mặt trận miền Đông (Đồ họa: ISW).

Các mốc chính trong chiến sự Nga - Ukraine

Tháng 2/2022: Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ ngày 24/2, đưa quân vào khu vực Đông Bắc, quanh Kiev, miền Nam và miền Đông Ukraine.

Tháng 3: Nga thu gọn mục tiêu chiến dịch quân sự vào khu vực miền Đông sau khi Ukraine phản công ở một số khu vực.

Tháng 4: Nga đẩy mạnh chiến dịch quân sự ở Donbass.

Tháng 5: Nga dồn lực tại các thành phố ở Donetsk và Lugansk. Nga kiểm soát thành phố cảng Mariupol ở biển Azov. Hai bên bắt đầu đàm phán hòa bình từ ngày 28/2 nhưng tuyên bố chấm dứt hoàn toàn vào tháng 5 mà không đạt được thỏa thuận nào.

Tháng 6 - 7: Nga sử dụng ưu thế vượt trội về hỏa lực để giành quyền kiểm soát gần như hoàn toàn Lugansk và một phần Donetsk. Ngày 3/7, Nga tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự ra ngoài biên giới Donbass ở miền Đông.

Tháng 8: Ukraine mở chiến dịch phản công ở Kherson ở miền Nam.

Tháng 9: Ukraine phản công bất ngờ ở Kharkov, Đông Bắc Ukraine, buộc Nga phải rút quân. Ukraine tuyên bố giành lại 3.000km2 lãnh thổ. Tổng thống Nga Vladimir Putin ban bố sắc lệnh động viên một phần, có thể giúp Nga đưa thêm tối đa 300.000 quân tới Ukraine.

Tháng 10: Nga sáp nhập 4 vùng ly khai Ukraine gồm Lugansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhia. Ngày 5/10, Ukraine phản công trên toàn tuyến, ký sắc lệnh loại trừ mọi khả năng đàm phán với Nga khi Tổng thống Putin còn tại vị.

Ngày 8/10, cầu Crimea bị tấn công. Nga cáo buộc Ukraine là thủ phạm. Ngày 10/10, Nga mở chiến dịch tập kích quy mô lớn trên toàn lãnh thổ Ukraine, nhắm vào mục tiêu quân sự, năng lượng, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.

Tháng 11: Sau khi bị Ukraine cắt đứt đường tiếp tế hậu cần, Nga buộc phải rút quân khỏi thành phố Kherson ở chiến trường miền Nam về bờ phía đông sông Dnipro.

Tháng 12: Tiền tuyến không có nhiều sự thay đổi lớn. Nga phải đối mặt với nhiều vụ tấn công nhằm vào cơ sở quân sự sâu trong lãnh thổ. Moscow cáo buộc Ukraine đứng sau các vụ việc.

Tháng 1/2023: Nga dồn lực tấn công vào chiến trường miền Đông, quyết kiểm soát các khu vực trọng yếu từ tay Ukraine, đặc biệt là Bakhmut. Nga đã giành được một số khu vực lân cận, tạo thế gọng kìm quanh Bakhmut.

Phương Tây viện trợ các xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine. Trước đó, Mỹ và các nước châu Âu đã hỗ trợ Kiev nhiều khí tài, như hệ thống hỏa lực phóng loạt HIMARS.

Theo Dân trí