Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Oil Majors sẽ không còn vai trò dẫn dắt thị trường như trước

10:17 | 08/06/2021

975 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế trong báo cáo World Energy Investments 2021, tổng mức đầu tư toàn cầu vào lĩnh vực năng lượng sẽ tăng trở lại trong năm nay, lên 1.532 tỷ USD so với 1.400 tỷ USD năm 2020, trong đó đầu tư vào lĩnh vực upstream tăng 25 tỷ USD lên 351 tỷ USD, mid/downstream tăng 55 tỷ USD lên 252 tỷ USD. Trong khi đầu tư vào công suất phát điện năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) vẫn tăng đều kể cả trong khủng hoảng Covid-19, năm 2021 tăng 8 tỷ USD lên 367 tỷ USD – tiếp tục vượt lĩnh vực E&P. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới truyền tải điện cũng đã không bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng, năm nay sẽ tăng 28 tỷ USD lên 293 tỷ USD.
Oil Majors sẽ không còn vai trò dẫn dắt thị trường như trước

Người đứng đầu Rosneft – Ông Igor Sechin cho rằng, do đầu tư vào lĩnh vực upstream giảm, thế giới có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt dầu và khí đốt trầm trọng. Một mặt, nguồn vốn đổ vào phát triển năng lượng xanh, mặt khác, xu hướng xanh buộc các công ty dầu khí chỉ thực hiện những dự án mang lại lợi nhuận nhanh chóng, đồng thời từ chối tìm kiếm, thăm dò nguồn dự trữ mới. Theo nhà lãnh đạo Rosneft, thế giới cần thay đổi cách nhìn về dầu khí, không loại bỏ hydrocarbon nói chung, mà cần loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường, ví dụ như dầu khí đá phiến. Cũng theo dự báo của Rosneft - nhà sản xuất dầu thô lớn thứ 2 thế giới sau Saudi Aramco, sắp tới, các công ty dầu khí LB Nga cũng chờ đợi làn sóng M&A theo xu hướng chung trên toàn thế giới.

Mặc dù giá dầu thô thế giới tăng kéo theo tăng trưởng đầu tư vào lĩnh vực E&P toàn cầu trong năm 2021 (dự kiến tăng 10%), tuy nhiên, vai trò dẫn dắt thị trường của các công ty dầu khí lớn (majors) bắt đầu giảm đi đáng kể từ năm 2019. Thay vào đó, các công ty dầu khí quốc gia (NOCs) Trung Quốc (PetroChina, CNOOC, Sinopec), KSA (Saudi Aramco), Qatar (ADNOC) trở thành đầu tàu tăng trưởng đầu tư thế giới trong lĩnh vực năng lượng mới.

Ngày thứ Hai, Liên minh châu Âu đã thông qua quy định thành lập Quỹ Chuyển đổi cho năng lượng xanh. Quỹ Chuyển đổi Công bằng (JTF) trị giá 21,3 tỷ đô la Mỹ là một trong những cơ chế mà Liên minh châu Âu sẽ sử dụng để giúp các quốc gia thành viên làm việc hướng tới mục tiêu khí hậu trên toàn EU là đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Ngọc Linh - Viễn Đông