Nông dân Brazil đổ xô trồng đậu tương bán cho Trung Quốc
Từ năm ngoái, Gustavo Lopes - một nông dân tại Brazil đã phải đánh giá lại diện tích trồng mía so với trồng đậu tương của mình. Anh nhìn vào xu hướng toàn cầu, trong đó có việc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng, và dư cung đường trên thị trường khó đổi.
Vì thế, anh quyết định chặt bỏ những luống mía cuối cùng, hủy một hợp đồng cung cấp hàng thập kỷ với một nhà máy đường địa phương. Thay vào đó, Lopes trồng đậu tương trên trang trại rộng 1.600 ha tại Sao Paulo.
Đậu tương đang được thu hoạch tại một cánh đồng. Ảnh: Reuters |
Sự đánh cược của anh đã cho kết quả vào tháng trước. Bắc Kinh áp thuế nhập khẩu lên đậu tương Mỹ khiến doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô sang Brazil mua hàng thay thế. Lopes chưa bao giờ bán được đậu tương với giá cao đến thế.
“Đây là chuyện bất thường với thời điểm này trong năm”, Lopes cho biết trên Reuters, “Chắc chắn là nhờ nhu cầu từ Trung Quốc”. Tháng 9 này, anh dự định trồng vụ đậu tương mới.
Dòng chảy thương mại chuyển hướng đang khiến ngày càng nhiều nông dân Brazil trồng trọt theo nhu cầu của người Trung Quốc. Diện tích trồng đậu tương tại nước này đã tăng thêm 2 triệu ha trong 2 năm qua. Trong khi đó, diện tích trồng mía giảm gần 400.000 ha, theo số liệu từ Chính phủ Brazil.
Nhu cầu thịt từ Trung Quốc tăng lên đã kéo theo nhu cầu nhập khẩu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi. Quốc gia này đã chi 20,3 tỷ USD năm ngoái để nhập gần 54 triệu tấn đậu tương từ Brazil - tương đương gần nửa sản lượng của Brazil. Năm 2012, con số này chỉ là gần 23 triệu tấn.
Việc Trung Quốc áp thuế nhập khẩu 25% lên đậu tương Mỹ, nhằm trả đũa thuế của Tổng thống Mỹ - Donald Trump, được dự báo kéo xuất khẩu đậu tương của Brazil lên kỷ lục năm nay. Chỉ trong nửa đầu năm, Brazil đã xuất 36 triệu tấn đậu tương sang nước này, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 7, mức tăng là 46%.
Ở rất nhiều bang tại Ấn Độ có thể trồng cả hai loại, nông dân đã bỏ trồng mía để chuyển sang đậu tương. Hàng chục nhà máy đường đã phải đóng cửa tại vùng trồng mía phía nam Brazil trong 5 năm qua.
Anh Antonio de Morais Ribeiro Neto cũng đã bỏ trồng mía năm ngoái, sau khi nhà máy đường thường mua nguyên liệu của anh - Usina Maracaju đóng cửa. Riberio đã thay thế 400 hecta mía bằng đậu tương. Trước đó, anh đã có 2.000 ha đậu tương rồi. Chứng kiến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gần đây, anh đã mua thêm hai silo (kho chứa ngũ cốc), máy trồng đậu tương và máy gặt mới.
Nhiều nhà máy đường cũng nhận ra họ chẳng thể chống lại cơn sốt này, và quyết định chuyển từ trồng mía sang trồng đậu tương. Thông thường, các nhà máy cũng tự trồng một phần mía làm nguyên liệu.
Nông dân Brazil rất vui vì kiếm được nhiều tiền từ đậu tương. Tuy nhiên, nhiều người cũng lo ngại việc quá phụ thuộc vào một loại cây trồng và một nhà nhập khẩu lớn.
“Nhu cầu từ Trung Quốc đã thu hút tất cả nông dân”, Marcos Cesar Brunozzi - nông dân tại bang Minas Gerais cho biết, “Tôi hy vọng tình hình không thay đổi đột ngột. Vì chúng tôi đang đặt cược rất lớn vào đây rồi”.
Lopes thì không hối hận vì bỏ cây mía. Năm ngoái, số mía của anh chỉ cho về lợi nhuận ròng 489 reais mỗi ha. Còn hiện tại, anh thu lời tới 2.600 reais từ đậu tương. “Tôi biết mọi chuyện sẽ không thể được như thế này mãi, nhưng nó vẫn là sự khác biệt quá lớn”, anh nói.
Theo VnExpress.net
Tàu hàng Mỹ đi vòng trên biển cả tháng vì Mỹ - Trung đối đầu | |
GDP Việt Nam có thể giảm 6.000 tỷ đồng mỗi năm vì Mỹ-Trung đối đầu | |
Mỹ sẽ áp thuế lên thêm 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc |
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp
-
Hoa Kỳ, Ấn Độ hợp tác khai thác khoáng sản quan trọng ở các nước thứ ba
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi
-
Giá dầu hôm nay (21/10): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/10: Giá dầu sáng nay tăng nhẹ