Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những góc nhìn về kinh tế - môi trường

19:00 | 19/12/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tọa đàm trực tuyến “Việt Nam và những cam kết tại COP26 - Góc nhìn kinh tế môi trường” vừa được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Tạp chí Năng lượng Mới lược ghi ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về vấn đề phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường tại tọa đàm.
Những góc nhìn về kinh tế - môi trường

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Phó chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam (VIASEE) :Đào thải doanh nghiệp không đạt tiêu chí xanh

Hiện nay, chúng ta có thể cho doanh nghiệp, người dân được đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều này cần có chính sách cụ thể, vận hành theo kinh tế thị trường.

Những quy luật trong nền kinh thế thị trường sẽ loại bỏ, đào thải dần những doanh nghiệp không đạt tiêu chí xanh. Những người tham gia “sân chơi” này sẽ phải chịu cơ chế giám sát chặt chẽ, linh hoạt. Nguồn lực của chúng ta đang hạn chế, nên cần phát huy vai trò, sử dụng hiệu quả nguồn lực của người dân, doanh nghiệp.

Những góc nhìn về kinh tế - môi trường
Những góc nhìn về kinh tế - môi trường

Về lâu dài, các cơ quan liên quan cần sớm có kế hoạch thực hiện việc chi trả dịch vụ liên quan đến môi trường. Người gây ô nhiễm môi trường cần trả phí môi trường để khắc phục hậu quả, nhằm khiến doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế... tích cực tham gia dưới sự điều tiết của Nhà nước.

Những góc nhìn về kinh tế - môi trường

TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế: Xây dựng cơ chế vốn bảo vệ môi trường

Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực như: Phát thải carbon, ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn... Theo thống kê, Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu thiệt hại nặng nề của nước biển dâng. Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ biến mất 1/3 diện tích nếu nước biển dâng.

Chúng ta cần phát huy vai trò của 3 nhóm đối tượng: Nhà nước - cộng đồng doanh nghiệp - người dân. Trong đó, Nhà nước bảo đảm hệ thống pháp luật, hỗ trợ chính sách thuế, phí liên quan đến môi trường; tận dụng công nghệ, khai thác nguồn lực tự nhiên, quan trắc môi trường, thu hồi nguồn rác thải... Vai trò của Nhà nước là chủ đạo.

Nguồn tài chính của Nhà nước và doanh nghiệp đều hạn hẹp nhưng chi phí giải quyết các vấn đề môi trường rất lớn. Người dân cũng chỉ đóng góp một phần kinh phí rất nhỏ. Nguồn kinh phí tài trợ của nước ngoài cũng không nhiều.

Vì vậy, chúng ta cần có cơ chế để có nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường. Đó là huy động vốn thông qua tín dụng xanh; vận động các tổ chức nước ngoài thông qua các cam kết từ Thỏa thuận khí hậu Paris, COP26; phát huy các nguồn vốn tự nhiên, các quỹ bảo vệ môi trường có nhiều thành phần tham gia rộng khắp, minh bạch, công khai; nguồn lực từ các Việt kiều...

Ngoài ra, cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường để người dân thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình. Khi người dân thực hiện, giám sát, các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ có cải thiện rõ rệt.

Những góc nhìn về kinh tế - môi trường
Những góc nhìn về kinh tế - môi trường

PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởngViện Tài nguyên, Môi trườngvà Phát triển cộng đồng (RECO):Không nhập khẩu “công nghệ rác”

Việt Nam đang thực hiện phát triển song hành kinh tế - môi trường và an sinh xã hội với tinh thần không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân... Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nên tính toán thay thế những năng lượng gây ô nhiễm sang năng lượng sạch.

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ, tăng cơ cấu nguồn năng lượng tái tạo, giảm năng lượng độc hại. Toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc nhưng còn một số vấn đề như phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện còn có những vấn đề chưa tốt.

Tôi cho rằng, cần có quyết sách trồng rừng, tăng năng lượng tái tạo; cần tập trung vào các công nghệ sạch, tiên tiến có khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu; không cho phép đầu tư, nhập khẩu những công nghệ lạc hậu bị coi là “công nghệ rác” của thế giới.

Việc thực hiện chặt chẽ công tác giám sát là cực kỳ quan trọng. Nhà nước nên có cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thay đổi dần công nghệ, tiến tới công nghệ sạch. Thậm chí, Nhà nước cần trợ giá cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch, khoa học tiên tiến... để đáp ứng được tiêu chí về bảo vệ môi trường.

.

Những góc nhìn về kinh tế - môi trường

GS.TS Hoàng Xuân Cơ - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường:Đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo

Chúng ta cần bám sát Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu - COP26 ở Glasgow (Vương quốc Anh) để có những hành động hiệu quả cao. Kết quả thắng lợi hay không thì chưa thể đánh giá được, nhưng chúng ta cần chú ý cam kết “Net Zero”, có nghĩa là không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển. Tuy nhiên, việc tính toán lượng khí thải như thế nào, có tính được lượng khí thải ra môi trường hay không cần phải xem xét.

Điều chúng ta tính được ở đây đó là rừng. Chúng ta có thể tính được trên mỗi nước, diện tích rừng là bao nhiêu, từ đó tính ra mỗi nước có thể hấp thụ được lượng khí thải là bao nhiêu.

Nước ta có thể thực hiện giảm lượng carbon bằng cách thực hiện nhiều dự án điện gió, điện mặt trời. Vì Việt Nam là một nước có tiềm năng về năng lượng tái tạo. Đây là yếu tố để Việt Nam có thể giảm lượng phát thải carbon, hướng tới phát triển bền vững.

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nên tính toán thay thế năng lượng gây ô nhiễm sang năng lượng sạch. Cần có quyết sách trồng rừng, tăng năng lượng tái tạo; cần tập trung vào các công nghệ sạch, tiên tiến, không cho phép đầu tư công nghệ lạc hậu, “công nghệ rác” của thế giới.

Xuân Phương