Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những điều chưa nói hết về bài đại luận của Đinh Văn Tuấn

09:00 | 07/11/2015

|
Bạn đọc: Xin “phản ứng nhanh”. Tôi thấy trong bài trước (Năng lượng Mới số 470 và 471), ông An Chi có lý và có vẻ như ông còn muốn nói thêm một số ý kiến nên đã “hẹn hò” là “ta hãy còn có những dịp khác nữa”. Vậy để cho sốt dẻo, xin ông nói luôn để tôi và bạn đọc khác khỏi nóng lòng mong đợi? Xin cảm ơn ông.  Nguyễn Thế Hiển (Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Học giả An Chi: Vì muốn cho gọn nên trong bài trước, chúng tôi đã tạm chấp nhận quan niệm cho rằng chữ "xương" [昌] là do hai chữ "nhật" [日] chồng lên nhau để loại trừ ý kiến cho rằng đó là hai chữ "viết" [曰] ("song viết"). Nhưng đây là một sai lầm nên lần này chúng tôi phải phân tích kỹ hơn về mặt "tạo tự".

Nếu quan sát tự hình cho tuyệt đối chính xác và tham khảo các tự thể khác nhau, thì chẳng những "xương" [昌] không phải là "song viết" (hai chữ "viết") mà cũng chẳng phải là "song nhật" (hai chữ nhật). Thực ra, cứ theo nguồn gốc thì "xương" [昌] là một chữ "tùng nhật 

[日] tùng viết [曰]", nghĩa là liên quan đến chữ "nhật" [日] ở trên và chữ "viết" << 

[曰] ở dưới, như Hứa Thận đã chỉ rõ trong Thuyết văn giải tự. Cấu hình này của chữ "xương" [昌] thể hiện rất rõ ở thể triện của nó, như có thể thấy ở các chữ:

là "kim văn đại triện thể" [金文大篆体];

là "Hán nghi tiểu triện thể" [汉仪小篆体];

là "phương chính tiểu triện thể" [方正小篆体];

là "kinh điển phồn giác triện" [经典繁角篆].

Trong 4 chữ này thì ở trên đều là chữ "nhật" [日] và ở dưới đều là chữ "viết" [曰]. Điều này chứng tỏ rằng tất cả các nguồn mà ĐVT đã dẫn đều chiết tự không chính xác, kể cả "Hán điển luận đàn" [汉典论坛]. Luận đàn này đúng với đại đa sô các chữ được "chiết", chẳng hạn như:

1. - "Kiêm  do lưỡng cá bỉnh tự

[秉] tổ thành" ["" 由两个"秉" 字组成], tức chữ "kiêm" do hai chữ "bỉnh" hợp thành; 2. - "Tam nhật, tinh, tùng tam nhật, biểu thị quang lượng chi ý" [三日晶 jīng 从三日,表示光亮之意], tức là ba chữ nhật hợp thành chữ "tinh", chỉ ý sáng sủa;

3. -"Tam thạch, lỗi, chúng thạch, thạch đầu đa…" [三石磊 lěi 众石,石头多…], tức ba chữ thạch hợp thành chữ lỗi, ý nói nhiễu sỏi đá…

4. -"Tứ nguyệt, lãng, cổ đồng lãng. Bản nghĩa: nguyệt lượng…" [四月朤 lǎng 古同 "朗"。本义: 明亮 …], tức là bốn chữ nguyệt hợp thành chữ lãng, xưa là một với chữ [朗]; nghĩa gốc là ánh trăng; v.v... và v.v...

Nhưng với chữ "xương" [昌] thì Luận đàn này đã chiết sai. Với lời giảng trong Thuyết văn giải tự và những chữ "xương" viết theo thể triện mà chúng tôi đã đưa ra ở trên thì cái sai này là điều hiển nhiên. Vậy, để thực hiên fair play một cách triệt để, ĐVT không nên suy bụng ta ra bụng người mà khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã xài hai chữ "song viết" thay cho "nhất tự tâm đắc" là chữ "xương". Đến như khẳng định rằng "song viết" là hình thức kiêng húy của chữ "xương" thì lài càng cực kỳ vô lý và chủ quan. Vì không thấy Ngô Đức Thọ ghi nhận "hình thức kiêng húy" này trong Chữ húy Việt Nam qua các triều đại (NXB Văn hóa, 1997) nên ĐVT đã tự ý khẳng định rằng "đây chính là một kiểu tị húy độc đáo chưa từng thấy nói đến trong lịch sử tị húy Việt Nam" (mà chỉ một mình ĐVT thấy!). Về nghĩa của hai chữ "song viết", ĐVT đã thống kê 20 "cách hiểu khác nhau" sau đây: 1. Thong thả - nô bộc - sớm tối (Đào Duy Anh);

2. Suông nhạt (Đỗ Văn Hỷ, Vũ Văn Kính);

3. Dong chơi thơ thẩn, nhàn tản phóng túng - tài sản, vốn liếng, của cải (Nguyễn Tài Cẩn);

4. Giàu nghèo (Nguyễn Công Hoan)

5. Sống thanh cao, trung dung, đúng với cương vị là sĩ phu, vui với đạo lý (Đoàn Ngọc Phan);

6. Thật là (Hoàng Xuân Hãn);

9. Ngày chẵn - Kết bạn, họp mặt, vui thích (Bùi Văn Nguyên). Ngày chẵn - nghỉ ngơi, thong thả, nhàn nhã (Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Quảng Tuân);

10. Tư nghiệp - tư sản, của cải (Cao Xuân Hạo, Trần Xuân Ngọc Lan);

11. Bằng khoán, di sản, kho tàng, công lao (Xuân Phúc P.Schneider);

12. Của cải (Lê Hữu Mục);

13. Tài sản, của cải, đầy tớ (Ngô Đăng Lợi);

14. Viết một cách nhiều, rông dài, lung tung (Ngô Đức Thọ);

15. Thư thả - miệt mài, nhàn - vất vả, buông thả - gò bó, chặt chẽ, tùng tiệm - chắt bóp... (Nguyễn Thạch Giang);

16. Sinh hoạt (An Chi);

17. Của cải thu nhặt được (Nguyễn Quảng Tuân);

18. Cách ăn mặc và cách ăn ở (Nguyễn Hy Vọng);

19. Viết (Lê Văn Quán);

20. Xuôi ngược, vui thú, ngao du (Nguyễn Thế);

Tiếc rằng trong 20 "cách hiểu khác nhau", ĐVT đã nêu cả "cách hiểu" của An Chi nhưng trong 26 "tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt", tác giả này không hề nêu bài "Âm và nghĩa của hai chữ «song viết» 双曰" của An Chi - trong khi vẫn nêu nguồn của các tác giả khác - là bài từ đó ĐVT đã lấy ra cách hiểu (của An Chi) mà ĐVT ghi là "sinh hoạt". Đây là một cách ghi không chính xác và thiếu tinh thần trách nhiệm, trước nhất là vì chúng tôi không đọc hai chữ [双曰] thành "song viết". Chúng tôi viết rõ ràng như sau ngay ở 2 câu đầu tiên:

"Chúng tôi cho rằng, trong các câu thơ cổ, âm của hai chữ 'song viết' 双曰 là sông vát. Đây là âm xưa của hai chữ [生活] mà âm Hán Việt hiện đại là sinh hoạt". Nhưng đây mới chỉ là cách đọc; còn về cách hiểu thì chúng tôi đã viết chi tiết như sau (Đâu có đơn giản và ẩu như ĐVT đã ghi):

"Vì là âm xưa của hai tiếng sinh hoạt nên nghĩa của sông vát tất nhiên cũng là nghĩa của hai tiếng sinh hoạt. Đó là: sự hoạt động; đời sống, cuộc sống; cuộc đời; cảnh ngộ, hoàn cảnh; kế sinh nhai, nghề mưu sinh (Xin xem các nghĩa này tại mục «sinh hoạt» [生活] và các mục hữu quan trong Từ nguyên, Từ hải, v.v...). Các nghĩa này thực sự phù hợp từng nghĩa một với từng câu thơ tương ứng có hai chữ [双曰] và với chủ đề của từng bài thơ hữu quan trong Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (đời Lê Thánh Tông), Bạch Vân am quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm) và trong một số câu lẻ tẻ khác". Rồi ở một đoạn dưới, chúng tôi còn quy nghĩa rõ ràng hơn nữa như sau:

"Tuy hai tiếng sông vát chưa hề được ghi nhận ở bất cứ nơi nào và ở tác giả nào nhưng ta hoàn toàn có thể kiểm chứng các nghĩa của nó với âm Hán Việt hiện đại là sinh hoạt và ta có: - Sông vát1 = sinh hoạt1 = (ngữ danh từ) I. 1. sự hoạt động; 2. đời sống, cuộc sống, cuộc đời, sinh hoạt; 3. nếp sống; 4. cảnh ngộ, hoàn cảnh; 5. kế sinh nhai, nghề mưu sinh. II. 1. sản phẩm, vật dụng; 2. của cải, tài sản, vốn liếng. - Sông vát2 = sinh hoạt2 = (ngữ vị từ) 1. hoạt động; 2. sinh sống; 3. ăn ở, cư xử".

An Chi đã trình bày cách hiểu của mình rành rọt, rõ ràng như thế mà ĐVT lại ghi cách hiểu của hắn chỉ bằng hai tiếng "sinh hoạt" gọn lỏn thì ít nhất cũng phải bị nhận thẻ vàng ("yellow" chứ không phải "golden"). Còn về phần mình thì vì mải mê hùng biện nên ĐVT đã quên rằng mình đang trộn lẫn những thứ không được phép trộn chung về ngữ nghĩa là vị từ và danh từ (như đã nói trên Năng lượng Mới số 470 và 471) để lăng-xê phương pháp mới của mình là "chiết tự". ĐVT đã làm một sự chế biến không được phép nên kết quả chỉ là một món ăn gồm những nguyên liệu kỵ nhau mà cứ nhìn bề ngoài thì có thể ngỡ là cao lương mỹ vị. Đây, xin nhắc lại là ĐVT đã khẳng định như sau:

"SONG VIẾT 双 曰 hiểu theo chiết tự chính là XƯƠNG 昌, tượng trưng cho một lý tưởng sống cao đẹp của nhà Nho (từ Nguyễn Trãi cho đến Nguyễn Bỉnh Khiêm và các nhà Nho sau này), là một khát vọng hướng về một cuộc sống CHÂN - THIỆN - MỸ, như chính ý nghĩa của chữ 昌 XƯƠNG: CHÂN - lời hay ý đẹp, trực ngôn (chân thật), chính đáng; THIỆN - tốt lành, hưng thịnh, thỏa sinh (trường tồn); MỸ - sáng sủa, tốt đẹp".

ĐVT đã ứng dụng nghĩa trên cho Hồng Đức quốc âm thi tập như sau:

Đối với hai câu "Nẻo đầu kể bốn thú nhàn cư - Song viết ai bằng song viết ngư. (Phong cảnh môn, 59: Vịnh người đánh cá) thì diễn giải là: Niềm vui sống ẩn dật nhàn tản (an nhiên tự tại, tùy ngộ nhi an…) thì không gì lý tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) bằng việc câu cá.

Đối với hai câu "Một rìu một búa của hôm chiều - Song viết ai bằng song viết tiều" (Phong cảnh môn, 60: Vịnh người hái củi) thì diễn giải là: Niềm vui sống ẩn dật nhàn tản (an nhiên tự tại, tùy ngộ nhi an…) thì không gì lý tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) bằng việc tiều phu, sớm chiều một rìu một búa".

Đối với hai câu "Một cày, một cuốc phận đã đành - Song viết ai bằng song viết canh" (Phong cảnh môn, 61: Vịnh người đi cầy) thì diễn giải là: Niềm vui sống ẩn dật nhàn tản (an nhiên tự tại, tùy ngộ nhi an…) thì không gì lý tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) bằng việc đồng áng, ngày ngày một cày, một cuốc trong an phận thủ thường".

Đối với hai câu "Nẻo ra thì có phu đồng bộc - Song viết ai bằng song viết mục. (Phong cảnh môn, 62: Vịnh người chăn trâu) thì diễn giải là: Niềm vui sống ẩn dật nhàn tản (an nhiên tự tại, tùy ngộ nhi an…) thì không gì lý tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) bằng việc mục đồng.

Thế là với cái chữ "xương - nhất tự tâm đắc" của ĐVT thì lý tưởng của nhà nho ở đây thật là cao vòi vọi và chúng tôi xin mượn lời của bạn Đỗ Công Minh trên Facebook mà nói rằng cái lý tưởng của các vị đó là đi thi Hương, thi Hội, thi Đình để đỗ tú tài, đỗ cử nhân, đỗ tiến sĩ, đỗ trạng nguyên rồi về câu cá, kiếm củi, làm ruộng và chăn trâu. Đến đây thì chắc bạn Nguyễn Thế Hiển và bạn đọc đã thấy rõ "một hướng đi, một phương pháp mới, chưa từng được đề cập đến từ trước đến nay khi nghiên cứu về SONG VIẾT 双 曰" của ĐVT nó có giá trị như thế nào rồi nên chúng tôi cũng không cần nói gì thêm.

 

Năng lượng Mới 472