Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những biện pháp trừng phạt nước Nga - quy mô, lĩnh vực và ảnh hưởng

07:22 | 02/04/2019

1,859 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Từ năm 2013, Nga liên tục hứng chịu các đợt bao vây, cấm vận của Mỹ và phương Tây. Tháng 4/2013 các lệnh trừng phạt quy mô lớn đối với Nga bắt đầu được đưa ra liên quan đến cái chết của kiểm toán viên Nga Sergei Magnitsky.

Phương Tây cho rằng cái chết của Sergei Magnitsky năm 2009 liên quan trực tiếp đến việc lật tẩy các mô hình hoàn thuế với mục đích tham nhũng, có sự tham gia của các quan chức. Vào tháng 6 năm 2012, ủy ban đối ngoại Hoa Kỳ (United States House Committee on Foreign Affairs) cho thông qua dự luật được gọi là the Sergei Magnitsky Rule of Law Accountability Act of 2012 (H.R. 4405). Ý định chính của luật này là để trừng phạt những quan chức Nga mà bị cho là chịu trách nhiệm tới cái chết của ông Sergei Magnitsky bằng cách cấm không cho họ vào Hoa Kỳ và dùng những hệ thống ngân hàng nước này. Vào ngày 6 tháng 12 thì thượng nghị viện đã cho thông qua luật này, được ký bởi tổng thống Barack Obama vào ngày 14 tháng 12 năm 2012. Sau đó, Luật này được chính quyền Mỹ áp dụng rộng rãi không chỉ ở Nga mà trên toàn thế thế giới.

nhung bien phap trung phat dang ap dung doi voi nga quy mo linh vuc va anh huong

Năm 2014 với việc Nga sát nhập Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga, tháng 3/2014, Mỹ thông qua Luật Liên bang về việc ủng hộ tự do tại Ukraine (UFSA). Các lệnh trừng phạt này có quy mô lớn nhất trong lịch sử Nga về số lượng các quốc gia tham gia, đồng hành cùng Mỹ - nước khởi xướng, với mục tiêu chính là cô lập Nga và làm suy yếu nền kinh tế của Nga. Bởi áp lực kinh tế và chính trị mạnh mẽ từ phía Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã tham gia các lệnh trừng phạt Nga, mặc dù một số nước châu Âu phản đối.

Tháng 4/2015, các biện pháp trừng phạt liên quan đến các cuộc tấn công mạng cho phép Bộ Tài chính Mỹ phong tỏa tài sản của những người bị nghi ngờ thực hiện các cuộc tấn công mạng tại Mỹ.

Tháng 8/2017, Mỹ thông qua Luật Liên bang về việc chống lại những kẻ chống đối Mỹ (CAATSA). Các lệnh trừng phạt này áp đặt các hạn chế bổ sung đối với Iran, Bắc Triều Tiên và Nga. Sau đó được cụ thể hóa tại các Đạo luật Bảo vệ an ninh Mỹ khỏi sự xâm lược của Kremlin (Defending American Security from Kremlin Aggression Act) DASKA 2018, DASKA 2019.

Tháng 8/2018, các lệnh trừng phạt liên quan đến vụ đầu độc cựu Đại tá của Cục tình báo Nga Sergei Skripal ở Anh - hạn chế xuất khẩu sang Nga các loại hàng hóa và công nghệ “nhạy cảm” theo tiêu chí "An ninh quốc gia" (ví dụ, hệ thống điện tử hàng không, phương tiện dưới nước, một số turbin khí, thiết bị hiệu chuẩn, v.v.). Loại trừ một số hàng hóa và công nghệ cần thiết để đảm bảo an toàn cho hàng không dân dụng.

Cũng trong thời điểm này, Hạ nghị viện Mỹ xem xét Đạo luật Bảo vệ bầu cử khỏi các mối đe dọa bằng cách thiết lập các hạn chế (Defending Elections from Threats by Establishing Redlines - DETER). Các điều khoản chính: hạn chế hoạt động với các ngân hàng nhà nước, bao gồm cấm tài khoản đại lý, phong tỏa tài sản của các công ty năng lượng lớn như Gazprom và Rosneft, cũng như các công ty quân sự, cấm mua bán trái phiếu chính phủ phát hành mới. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Luật này chưa có hiệu lực do Cơ quan tình báo Mỹ chưa chứng minh được Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Gần đây nhất, tháng 3/2019, Mỹ thông qua 3 luật và 1 nghị quyết chống lại Nga bao gồm: Nghị quyết kêu gọi điều tra vụ ám sát thủ lĩnh phe đối lập Boris Nemtsov (Calling for accountability and justice for the assassination of Boris Nemtsov); Đạo luật minh bạch Vladimir Putin (Vladimir Putin Transparency Act); Đạo luật Kremlin (Kremlin Act); Đạo luật không công nhận Crimea (Crimea Annexation Non-recognition Act) nghiêm cấm chính quyền Mỹ công nhận Crimea thuộc lãnh thổ của Nga.

Những biện pháp trừng phạt, danh sách tổ chức, cá nhân bị trừng phạt được luôn được Chính quyền Mỹ và các nước Phương tây bổ sung, thay đổi.

Cơ chế thi hành các biện pháp trừng phạt

Các biện pháp trừng phạt có thể được chia thành 2 nhóm: 1 - Cấm hoàn toàn (ở Mỹ, đây là danh sách SDN); 2 - Hạn chế theo ngành (ở Mỹ, đây là danh sách SSI).

Khi bị đưa vào danh sách trừng phạt nhóm 1, tài sản của các tổ chức, cá nhân ở Mỹ và EU đều bị phong tỏa, cấm thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh và giao dịch với họ. Các cá nhân bị cấm nhập cảnh vào Mỹ và EU.

Các biện pháp trừng phạt nhóm 2 áp dụng cho các tổ chức, cá nhân mềm hơn so với nhóm 1, chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế. Tài sản của các tổ chức, cá nhân có trong danh sách 2 không bị phong tỏa, cụ thể:

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các ngân hàng bị đưa vào danh sách này không bị cô lập khỏi hệ thống tài chính, chỉ bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn tài chính mới từ các công ty Mỹ và EU. Các ngân hàng đã bị xử phạt theo ngành sẽ không thể thu hút các khoản vay mới có kỳ hạn trên 14 ngày (đối với các lệnh trừng phạt của Mỹ) và 30 ngày (đối với các lệnh trừng phạt của EU).

Trong lĩnh vực quốc phòng, cấm xuất nhập khẩu vũ khí và các vật liệu liên quan, hàng hóa và dịch vụ “nhạy cảm” từ và vào Nga.

Trong lĩnh vực năng lượng, cấm xuất khẩu sang Nga hàng hóa, dịch vụ hoặc công nghệ liên quan đến thăm dò và khai thác dầu trên thềm Bắc cực (Arctica), khai thác nước sâu và các dự án khai thác dầu đá phiến.

Danh sách những nước hiện đang áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga

nhung bien phap trung phat dang ap dung doi voi nga quy mo linh vuc va anh huong

Mỹ, Anh, Pháp, Đức là những nước tích cực áp dụng các lệnh trừng đối với Nga. Trong đó, Mỹ áp dụng đối với tất cả các lĩnh vực. Ngành dầu khí và vũ khí quân sự bị các nước áp dụng các lệnh trừng phạt nhiều nhất

Các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành dầu khí - năng lượng

Năm 2017, các biện pháp trừng phạt Nga từ phía Mỹ, EU trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng chủ yếu được áp dụng theo dưới phương thức Hạn chế theo ngành (SSI) và tập trung vào 3 hướng:

- Cấm hoặc hạn chế sự tham gia của các công ty Mỹ, EU vào các dự án phát triển mỏ có trữ lượng khó khai thác, mỏ nước sâu và thềm lục địa Bắc Cực (Arctica);

- Cấm cung cấp nguồn tài chính dài hạn cho các công ty dầu khí và ngân hàng Nga;

- Chống lại các hoạt động liên quan đến năng lượng tại Crimea.

nhung bien phap trung phat dang ap dung doi voi nga quy mo linh vuc va anh huong

Tóm lại, cấm vận và trừng phạt của Mỹ và phương Tây trong lĩnh vực năng lượng nhằm ngăn cản Nga tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ khai thác dầu khí ở các mỏ nước sâu và thềm lục địa Bắc Cực, dầu khí đá phiến. Bên cạnh đó một số cá nhân đứng đầu các công ty dầu mỏ, năng lượng bị trừng phạt trực tiếp bằng cách phong tỏa tài khoản ngân hàng ngoại tệ, ngừng cấp visa…

Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của cấm vận, kỳ sau Petrotimes sẽ có phóng sự về nước Nga trong thời kỳ cấm vận.

VIỄN ĐÔNG

Viễn Đông gửi từ nước ngoài