Những ai được tăng lương 2 lần từ 1/7/2024?
Lương công chức, viên chức sẽ tăng ra sao kể từ 1/7? |
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất tăng lương hưu 15% |
Từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu vùng dự kiến tăng 6% so với hiện hành theo dự thảo Nghị định đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.
Tăng lương lần thứ nhất
Căn cứ khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng dự kiến từ ngày 01/7/2024 như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
Hiện hành theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Như vậy, có thể thấy mức lương tối thiểu theo tháng hoặc theo giờ đều tăng so với mức lương tối thiểu giờ hiện hành. Mức tăng dự kiến dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng hoặc 1.000 - 1.300 đồng/giờ.
Do đó, khi mức lương tối thiểu vùng tăng theo đề xuất nêu trên thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng với người lao động cũng tăng theo.
Tuy nhiên, với những người lao động có lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì còn dựa vào sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.
(Ảnh minh họa). |
Tăng lương lần thứ hai
Ngoài việc tăng lương tối thiểu vùng theo đề xuất trên thì dự thảo Nghị định cũng điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng.
Cụ thể, dự thảo Nghị định đã điều chỉnh nhiều vùng ở mức hưởng lương tối thiểu vùng thấp hơn lên mức hưởng lương tối thiểu vùng cao hơn.
Do đó, những người lao động đang làm việc tại các vùng II, III, IV mà thuộc các địa phương được điều chỉnh lên vùng cao hơn thì sẽ được tăng lương lần thứ hai.
Theo Phụ lục ban hành kèm theo dự thảo Nghị định, các địa phương được điều chỉnh vùng gồm có:
- Chuyển từ vùng II có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4.410.000 đồng/tháng lên vùng I có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4.960.000 đồng/tháng với các địa phương: Thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Chuyển từ vùng III có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3.860.000 đồng/tháng lên vùng II có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4.410.000 đồng/tháng với các địa phương:
+ Thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình);
+ Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa);
+ Thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa);
+ Thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng).
- Chuyển từ vùng IV có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3.450.000 đồng/tháng lên vùng III có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3.860.000 đồng/tháng với các địa phương:
+ Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa);
+ Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình);
+ Huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận).
Quy định về áp dụng mức lương tối thiểu
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
G.M
-
Ông thầy dị và trẻ tự kỷ "đặc biệt"
-
Độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa
-
Hà Nội: 100 gian hàng thiết yếu tham gia Chợ Tết Công đoàn 2025
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025