Nhựa phế liệu tồn cảng: Hiệp hội Nhựa Việt Nam đổ lỗi Bộ Tài nguyên!
Công ty nhựa lo lỗ 10 triệu USD vì 5.000 container phế liệu 'tắc' ở cảng |
Doanh nghiệp xin tiếp tục nhập phế liệu để đón "cơ hội trăm năm mới có một lần" |
Ngành nhựa và cao su vượt khó tăng tốc |
Tại sao nhựa phế phiệu tồn cảng?
Từ ngày 1/1/2018, Chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập 24 loại phế liệu thì lượng nhựa phế liệu (NPL) nhập vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 tăng gấp đôi so với năm 2017 (năm 2017 tổng lượng NPL nhập khẩu vào Việt Nam khoảng 90.000 tấn). Theo Tân Cảng Sài Gòn đến ngày 26/6/2018 lượng hàng tồn cảng là 4.480 container tương đương với khoảng 70.000 tấn.
Lý giải về việc NPL tồn cảng, Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng, do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do thay đổi quản lý cấp phép nhập khẩu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).
Cụ thể, ngày 9/9/2015, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư 41/2015/TT-BTNMT thống nhất việc cấp phép nhập khẩu phế liệu trực thuộc Bộ TN&MT. Những năm trước đó việc cấp phép này thuộc về Sở TN&MT các tỉnh. Trước năm 2017 các DN không mặn mà gì với việc nhập khẩu NPL do không cạnh tranh được với các DN của Trung Quốc, vì vậy năm 2016-2017 rất ít DN xin cấp giấy phép theo quy định mới của Bộ TN&MT.
Đầu năm 2018, khi Trung Quốc cấm nhập khẩu NPL, DN tái chế NPL vội vàng xây dựng nhà máy đáp ứng điều kiện cấp phép nhập khẩu của Bộ TN&MT. Tuy nhiên để đầu tư theo đúng yêu cầu của Bộ TN&MT cần thời gian ít nhất là 12-24 tháng. Hàng nhập đang trên biển, hạ tầng kỹ thuật của nhà máy chưa hoàn thiện nên dẫn đến tình trạng hàng tồn cảng.
Trong 6 tháng đầu năm 2018 hơn 4.000 container nhựa phế liệu tồn cảng |
Mặt khác, hàng tồn do quy chuẩn QCVN32 - Bộ TN&MT quy định tiêu chuẩn NPL nhập khẩu khó đi vào thực tiễn. Chỉ cần hai tiêu chí của QCVN32 là NPL phải sạch và tạp chất không quá 2% là DN khó mà đáp ứng, bởi sạch là một khái niệm ước lệ khó đo đếm, con số 2% rất khó xác định vì không thể tách tạp chất trong lô hàng ra để cân đo 1% hay 2% hoặc 3%. Trong khi đó, mặt hàng NPL là hàng phi tiêu chuẩn, DN có cố gắng đến đâu cũng khó đạt được quy chuẩn này.
Cũng theo Quy chuẩn QCVN32, chỉ có 4 loại hình NPL được phép nhập khẩu, còn rất nhiều loại khác hiệu quả tái chế cao nhưng không được phép lẫn. Theo các DN, đã là phế liệu thì bên bán không thể lúc nào cũng đóng hàng đúng 100% theo quy chuẩn của ta quy định, nếu lẫn một ít loại khác, cả lô hàng sẽ không được phép nhập khẩu.
Hàng tồn lâu thì DN không có khả năng rút được hàng nữa vì phí lưu container phải trả cho hãng tàu đã vượt quá tiền hàng, DN phải bỏ hàng.
PGS. TS Đinh Xuân Thắng – Nguyên Viện trưởng Viện TN&MT khẳng định: “Có nhiều điểm quy định về phế liệu nhập khẩu thiếu tính khả thi như NPL không quá 2% tạp chất, nhựa nghiền không quá kích thước 10cm. Ai kiểm chứng được những chi tiết cụ thể như trên. Quy định nhiều nhưng cần xem xét lại cái nào hợp lý, cái nào không hợp lý để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn. Thời gian tới Chính phủ nên rà soát lại thông tin cấp mới giấy phép nhập khẩu. Tổ chức thẩm định công nghệ sản xuất đối với các dự án được cấp phép. Song song đó, thực hiện tốt công tác giám sát hoạt động bảo vệ môi trường”.
Tận dụng cơ hội phát triển ngành nhựa
Ngành nhựa là một trong những ngành năng động và tăng trưởng cao. Trong 10 năm qua, với mức tăng trưởng 15-20% năm nhưng phải nhập khẩu đến 80% lượng nguyên liệu. Theo Bộ Công Thương, năm 2017 ngành nhựa nhập khẩu 4,9 triệu tấn hạt nhựa, tổng kim ngạch nhập khẩu hạt nhựa và sản phẩm nhựa là 12,68 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD.
Ngành nhựa không chủ động được nguồn nguyên liệu, đây là trở ngại lớn cho các DN, đặc biệt nếu không có nguồn nguyên liệu từ NPL pha trộn với hạt nhựa nguyên sinh để giảm giá thành sản phẩm thì không thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Nước ta không có thế mạnh sản xuất hạt nhựa nguyên sinh từ dầu mỏ, việc nhập khẩu NPL để sản xuất hạt nhựa tái sinh là giải pháp hữu hiệu cho bài toán nguyên liệu của ngành nhựa.
Ông Trần Vũ Lê – Giám đốc Nhựa Lê Trần cho hay: “Nếu không có nhựa tái chế thì công ty sẽ bị thiệt hại khoảng 10 triệu USD một năm bởi nguyên liệu nhựa sản xuất có giá thành cao hơn 10% so với nguyên liệu tái chế”.
Hiệp hội Nhựa Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về việc nhựa phế liệu tồn cảng |
Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng, việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu NPL sẽ buộc các DN của họ phải nhập hạt nhựa tái sinh để phục vụ sản xuất, đây là cơ hội chưa từng có cho ngành nhựa Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để nuôi dưỡng, phát triển các công ty tái chế NPL non trẻ để họ có khả năng tích luỹ vốn và kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ tái chế tiên tiến để chúng ta có những nhà máy hiện đại, sau này sẽ tái chế nguồn nhựa thải ra ngày càng lớn của chúng ta.
Hiện nay, Việt Nam đã tiêu thụ đến 41kg nhựa trên đầu người mỗi năm tương đương 3,6 triệu tấn/năm, số lượng đang tăng nhanh ở mức 20% năm. Một lượng khổng lồ các loại nhựa từ sinh hoạt và tiêu dùng như ắc quy, bao bì, điện thoại, xe máy, ô-tô... cần phải tái chế. Nếu không có các DN tái chế lớn có công nghệ hiện đại mà vẫn đưa phế liệu về làng nghề tái chế thủ công như hiện nay thì sẽ phát sinh thêm rất nhiều làng nghề, tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
Mai Phương
-
[P-Magazine] Kỳ I: Ý thức giữ gìn môi trường biển của những người kỹ sư lọc dầu
-
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”: Khơi dậy sáng kiến trẻ về bảo vệ môi trường
-
Phát triển vật liệu xanh: Giải pháp bền vững cho một tương lai xanh
-
Bài 2: Chung tay "xanh hóa" Thủ đô sau bão Yagi
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên