Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 4/2/2023
Nhóm G7, EU và Australia ngày 3/2 thống nhất áp giá trần 100 USD/thùng đối với dầu diesel của Nga. Ảnh: Bloomberg |
G7 - EU đạt thỏa thuận về áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga
Các nước thành viên Nhóm G7, Liên minh châu Âu (EU) và Australia ngày 3/2 công bố thỏa thuận mới nhất nhắm vào ngành năng lượng Nga, trong đó áp giá trần 100 USD/thùng đối với dầu diesel của Nga. Các sản phẩm dầu mỏ khác có giá giao dịch thông thường thấp hơn giá dầu thô sẽ được áp giá trần 45 USD thùng.
Cùng ngày, Interfax nói rằng, Mỹ đã chính thức áp giá trần ở 100 USD/thùng đối với bất cứ sản phẩm dầu mỏ nào của Nga được giao dịch thông thường ở mức giá cao hơn giá dầu thô; và 45 USD đối với các sản phẩm dầu phẩm chất kém hơn, được giao dịch dưới giá dầu thô.
Hai mốc giá trần kể trên tương ứng mức giá được Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất trước đó. Thụy Điển, nước Chủ tịch luân phiên của EU, khẳng định đây là một thỏa thuận quan trọng và là một phần trong các nỗ lực tiếp theo của EU và các đối tác nhằm gây sức ép lên chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Lãnh đạo EU tuyên bố "mang ánh sáng" đến Ukraine
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã đến Kiev hôm 2/2 để bày tỏ sự ủng hộ dành cho Ukraine khi cuộc xung đột giữa nước này với Nga diễn ra gần tròn một năm.
Trong một thông điệp mới trên Twitter, bà Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu thông báo, EU sẽ “mang ánh sáng đến Ukraine”. Nữ Chủ tịch Ủy ban châu Âu xác nhận, liên minh sẽ cung cấp cho Ukraine 35 triệu bóng đèn LED và 2.400 máy phát điện ngoài 3.000 máy phát đã bàn giao.
Lãnh đạo EU cũng hứa sẽ viện trợ cho quốc gia Đông u các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho những tòa nhà công cộng, giúp họ vượt qua mùa đông rét buốt khi cơ sở hạ tầng năng lượng bị tàn phá nặng nề vì chiến sự.
Nga nói lệnh trừng phạt mới của EU sẽ tác động tiêu cực tới thị trường năng lượng
Điện Kremlin đánh giá lệnh cấm vận của phương Tây đối với việc cung cấp các sản phẩm xăng dầu của LB Nga, dự kiến có hiệu lực từ ngày 5/2 tới, là một quyết định tiêu cực, có thể dẫn đến sự mất cân bằng hơn nữa trên thị trường năng lượng thế giới.
Phát biểu với báo giới ngày 3/2, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, nêu rõ động thái đó của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục khiến các thị trường năng lượng quốc tế mất cân bằng hơn nữa. Ông cũng khẳng định Chính phủ Nga sẽ áp dụng các biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình trước các rủi ro liên quan.
Từ ngày 5/12/2022, lệnh cấm vận của EU đối với nguồn cung dầu ngoài khơi từ Liên bang Nga đã có hiệu lực. Đồng thời, Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), EU và Australia đã đưa ra giá trần đối với sản phẩm dầu do Nga cung cấp bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng. Từ ngày 5/2/2023, các hạn chế tương tự đối với việc cung cấp các sản phẩm xăng dầu từ Nga (như dầu diesel, xăng và nhiên liệu cho máy bay phản lực) sẽ có hiệu lực, nhưng mức trần vẫn chưa được công bố.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 2/2/2023 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 3/2/2023 |
H.T (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tin tức kinh tế ngày 23/10: Xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt 200 tỷ USD một quý
-
Giá dầu hôm nay (23/10): WTI tăng, Brent giảm trong phiên
-
Điện Kremlin: BRICS không có mục tiêu đánh bại đồng đô la
-
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
-
BRICS "nhấn ga" tái thiết tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce