Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 27/3/2023
Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Ảnh: Shutterstock |
Nga nêu điều kiện khôi phục Nord Stream
Trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti ngày 27/3, nhà ngoại giao Nga Dmitry Birichevsky cho hay, hiện tại rất khó để nói về số phận tương lai của đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream). Ông Birichevsky cho biết thêm, các vị trí vỡ nằm ở độ sâu khoảng 100m.
“Phải có những điều kiện tiên quyết về chính trị và kinh tế đối với đường ống Dòng chảy phương Bắc. Hành động hiện nay của các nước phương Tây nhằm ngăn chặn Nga điều tra tại đường ống này cho thấy họ không quan tâm đến bình thường hóa quan hệ với Nga trong lĩnh vực năng lượng”, ông Birichevsky nói.
Cũng theo ông Birichevsky, Nga không loại trừ khả năng sau này sẽ nêu ra vấn đề bồi thường thiệt hại do vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc. Theo ông Birichevsky, Nga đã đề xuất một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu cuộc điều tra quốc tế độc lập về vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc.
Châu Âu khuyến khích châu Phi xuất khẩu dầu khí sang khu vực
Trong chuyến thăm Algeria hồi đầu tháng này, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell, đã kêu gọi hợp tác năng lượng chặt chẽ hơn giữa EU và quốc gia Bắc Phi, nơi xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất trên lục địa.
Ước tính, Algeria có khoảng 707 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên bị mắc kẹt trong các thành tạo đá phiến, được cho là lớn thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Argentina. Trong khi đó, Libya nắm giữ khoảng 1,5 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, tương đương khoảng 53 nghìn tỷ mét khối.
Đây chắc chắn là những khối lượng đáng để các công ty có quy mô và tầm vóc như Chevron, Eni và Halliburton quan tâm. Đặc biệt là với nhu cầu của châu Âu vừa mới thức dậy và bất chấp sự kiên quyết của lãnh đạo EU về việc giảm sự phụ thuộc của khối vào hydrocarbon trong thời gian ngắn. Các công ty lớn của Mỹ dường như cũng đã nhận ra điều đó và đang đặt cược vào Bắc Phi.
Trung Quốc cam kết tương lai xanh cho các công trình dầu khí
Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc vừa công bố, đến năm 2025, sản lượng dầu thô tích lũy sẽ tăng hơn 2 triệu tấn thông qua các phương pháp thu hồi dầu tăng cường, theo kế hoạch hành động nhằm đẩy nhanh phát triển tích hợp thăm dò và phát triển dầu khí với các nguồn năng lượng mới.
Theo đó, các phương pháp thu hồi dầu nâng cao bao gồm bơm khí, bơm carbon dioxide và hỗ trợ sưởi ấm bằng điện để thu hồi nhiệt dầu nặng sẽ được hỗ trợ bởi năng lượng xanh chi phí thấp.
Trung Quốc cũng đặt mục tiêu đẩy nhanh hơn nữa việc phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng địa nhiệt, gió và năng lượng mặt trời liên quan đến các mỏ dầu khí, đồng thời tích cực thúc đẩy hệ thống sản xuất dầu khí tích hợp đa năng lượng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và phấn đấu xây dựng các mỏ dầu và khí đốt "carbon thấp" và "không carbon".
Giám đốc IAEA thăm nhà máy điện hạt nhân ở vùng mới sáp nhập Nga
Cố vấn lãnh đạo công ty kỹ thuật điện hạt nhân Rosenergoatom của Nga - Renat Karchaa hôm qua cho biết phái đoàn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) gồm 18 người do ông Grossi dẫn đầu sẽ đến nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye vào thứ Tư (29/3).
Đây sẽ là chuyến thăm thứ hai của ông Grossi tới nhà máy Zaporozhye. Chuyến thăm đầu tiên của ông đã mang lại một thỏa thuận về sự hiện diện thường trực của các chuyên gia IAEA tại cơ sở này. Cũng trong chuyến thăm này, các thanh sát viên của IAEA sẽ được luân chuyển.
IAEA trước đó cho biết ông Grossi dự định đến thăm nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye vào tuần tới để kiểm tra an ninh. Chuyến thăm cũng nhằm duy trì hoạt động luân chuyển thường xuyên của các chuyên gia IAEA tại nhà máy sau một tháng bị trì hoãn.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 25/3/2023 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 26/3/2023 |
H.T (t/h)