Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 14/11/2022
Mozambique đã chính thức xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Ảnh: EnergyCapitalPower |
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi)
Sáng 14/11, Quốc hội đã thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi) với 472/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Theo đó, Luật Dầu khí (sửa đổi) gồm 11 chương 69 điều sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, quá trình tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật được tiến hành nghiêm túc, cầu thị. Với 472/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành thông qua, Luật Dầu khí (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với tỉ lệ tán thành cao.
Trước đó, báo cáo tiếp thu giải trình trước khi Quốc hội bấm nút, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, trên cơ sở 13 ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Việt Nam kỳ vọng tập trung vào điện gió, hydrogen
Trong khuôn khổ Hội nghị COP27 tại Ai Cập, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà đã tham dự hội nghị bàn tròn về thu hút tài chính hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu, đóng góp vào mục tiêu giữ nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 1,5 độ C và phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Theo đánh giá của Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (GFANZ) những cam kết Việt Nam về biến đổi khí hậu, đặc biệt cam kết phát thải ròng bằng “0” là cam kết tham vọng chuyển đổi năng lượng hóa thạch. Chính vì vậy, Việt Nam cần có các định chế tài chính trong triển khai tài chính xanh, bền vững.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, theo lộ trình chuyển đổi của Việt Nam, nên chia theo từng bước tận dụng hiệu quả các nguồn tài chính và dần mở rộng phạm vi trong những giai đoạn tiếp theo. Xét đến quy mô và cơ hội, Việt Nam kỳ vọng sẽ tập trung vào điện gió, hydrogen, ưu tiên cho nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu.
Mozambique xuất khẩu lô LNG đầu tiên
Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi ngày 13/11 thông báo nước này đã chính thức xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). "Tôi rất vinh dự tuyên bố bắt đầu xuất khẩu Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên, được sản xuất tại Rovuma, ở Mozambique, bởi Dự án Coral Sul FLNG", Tổng thống Filipe cho biết.
Đây là chuyến hàng khí đốt đầu tiên theo hợp đồng mua bán dài hạn với tập đoàn BP của Anh. Nhà máy ngoài khơi nằm ở tỉnh Cabo Delgado nằm ở miền Bắc đất nước do công ty năng lượng Italy Eni quản lý. Hiện khu vực này đang chịu ảnh hưởng của các cuộc tấn công của phần tử khủng bố có liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Tổng thống Filipe cho biết: "Việc hoàn thành dự án liên doanh quốc tế này là dấu hiệu của sự công nhận của thị trường rằng Mozambique cung cấp một môi trường ổn định, minh bạch và có thể dự đoán được để thực hiện các khoản đầu tư hàng tỉ USD, nơi công nghệ cao nổi bật để kiếm tiền từ các nguồn tài nguyên trong giai đoạn năng lượng quá trình chuyển đổi, do đó nó phải mang lại niềm tự hào cho tất cả người dân Mozambique".
Sau quá trình khai thác, Mozambique có thể trở thành một trong 10 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Giá năng lượng tăng cao, Anh kêu gọi G20 phối hợp hành động
Trong một tuyên bố ngày 14/11, Đại sứ quán Anh tại Jakarta cho biết, Thủ tướng Rishi Sunak sẽ kêu gọi những người đồng cấp G20 phối hợp hành động để giải quyết tình trạng bất ổn kinh tế toàn cầu và chi phí sinh hoạt tăng cao do cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Tuyên bố nêu rõ: "Giá năng lượng đã tăng vọt do Nga dừng cung cấp khí đốt và Ngân hàng Thế giới dự đoán các tác động kinh tế sẽ lan ra khắp thế giới trong nhiều năm tiếp theo. Thủ tướng Sunak sẽ tận dụng Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali (Indonesia) để buộc Nga đối mặt với hậu quả mà chiến dịch quân sự của nước này gây ra trên toàn cầu".
Với chủ đề "Cùng nhau phục hồi, Phục hồi mạnh mẽ hơn", các nguyên thủ quốc gia của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ nhóm họp tại Bali vào ngày 15-16/11.
Dự kiến sẽ có hàng trăm hoạt động chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh G20 và bên lề được tổ chức, tập trung thảo luận một số vấn đề ưu tiên, trong đó có an ninh lương thực và năng lượng…
EU quan tâm đến trữ lượng khí đốt ngoài khơi của Hy Lạp
Truyền thông châu Âu cho biết Hy Lạp hiện có 2.000 tỉ m3 khí đốt ngoài khơi. Nguồn khí đốt tự nhiên này có thể cung cấp cho toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) trong hơn 5 năm. Đây là điều mà Ủy ban châu Âu rất quan tâm để tìm kiếm một giải pháp thay thế cho kho khí đốt tự nhiên của Nga.
Hy Lạp đang đẩy nhanh việc tìm kiếm khí đốt tự nhiên. Việc khai thác có thể bắt đầu sớm nhất là vào năm 2027. Động thái mới của Hy Lạp đối với việc khai thác các mỏ khí đốt tự nhiên trong vùng biển mở của mình là một vấn đề mà trong nhiều năm đã bị gạt ra ngoài vì lý do chính sách khí hậu, khi có nguồn cung đáng tin cậy của khí đốt tự nhiên giá rẻ của Nga. Cuộc chiến ở Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng đòi hỏi một sự xem xét lại.
Hy Lạp hiện đang tìm kiếm nguồn cung thay thế khí đốt tự nhiên của Nga vốn trước đây đáp ứng 45% nhu cầu. Quốc gia này đã đặt năm 2023 làm dấu mốc cho việc khám phá nhiều nguồn khí đốt tự nhiên hơn ở các bờ biển của mình.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 12/11/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 13/11/2022 |
T.H (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tin tức kinh tế ngày 13/11: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tiếp tục lập kỷ lục mới
-
Thúc đẩy nâng cao nhận thức xanh trong cộng đồng, doanh nghiệp
-
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào ngày 30/11
-
Doanh số bán xe điện toàn cầu tăng 35% trong tháng 10
-
Giá vàng hôm nay (13/11): Tiếp đà lao dốc