Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 13/11/2022
Các lệnh trừng phạt của châu Âu sẽ buộc Nga phải xuất khẩu dầu thô với mức giá do Mỹ và các đồng minh ấn định. Ảnh minh họa: Bruegel |
Mỹ cảnh báo Nga sẽ phải bán dầu theo "luật" của Mỹ và đồng minh
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 12/11 cho biết “rất có thể” các lệnh trừng phạt của châu Âu sẽ buộc Nga phải xuất khẩu dầu thô với mức giá do Mỹ và các đồng minh ấn định, nếu Moscow muốn tránh việc phải ngừng xuất khẩu một số đơn hàng.
“Họ (Nga) đang tìm kiếm bạn hàng dầu và chúng tôi nghĩ rằng họ sẽ gặp khó khăn khi bán hết số hàng đó”, bà Yellen hôm 12/11 cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg News.
"Theo dự đoán, Nga sẽ buộc phải đóng cửa một số hoạt động vào ngày 5/12 tới nếu họ không chấp nhận mức giá bằng hoặc thấp hơn giới hạn cho người mua trên khắp thế giới", Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo.
Dầu thô Nga chảy vào Mỹ nhờ “một lỗ hổng”
Một cuộc điều tra gần đây của báo Wall Street Journal cho thấy có một lỗ hổng đang giúp dầu thô Nga vốn bị cấm nhưng vẫn có thể tiếp cận thị trường Mỹ. Theo đó, nếu dầu bị trừng phạt của Nga được chế biến trong một nhà máy lọc dầu ở một quốc gia bên ngoài Nga, dầu này sẽ trở thành sản phẩm của quốc gia đó.
Trong trường hợp này, công ty dầu khí lớn thứ hai của Nga là Lukoil đang chế biến dầu thô Nga trong nhà máy lọc dầu ở Italy và xuất khẩu sang Mỹ mà các công ty như ExxonMobil có thể mua lại mà không vi phạm lệnh trừng phạt nào. Hầu hết lượng dầu thô đang được chế biến tại nhà máy lọc dầu Lukoil ở Sicily đến từ Nga, với tỷ lệ khoảng 93%.
Nhà máy lọc dầu của Lukoil ở Italy đã xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng sản phẩm dầu sang Mỹ kể từ tháng 3, trong đó có xăng, naphtha, dầu hỏa, dầu diesel và dầu nặng. Con số này tương đương với lượng xăng đủ để cung cấp nhiên liệu cho 7 triệu chiếc xe, có nghĩa là người lái xe đang vô tình đổ đầy xăng và đóng góp cho nền kinh tế Nga.
Mỹ hỗ trợ việc xuất khẩu khí đốt của Ai Cập sang châu Âu
Bên lề Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry ngày 12/11 cho biết, Mỹ sẵn sàng hỗ trợ việc xuất khẩu khí đốt của Ai Cập sang châu Âu, nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay ở “lục địa già” trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine chưa có hồi kết.
Ai Cập đang tận dụng vị trí chiến lược của mình trước ngưỡng cửa của châu Âu để trở thành một trung tâm năng lượng khu vực, tập trung vào cung cấp khí đốt tự nhiên và năng lượng điện cho châu Âu và các nước láng giềng, cũng như thúc đẩy đầu tư địa phương vào sản xuất hydro xanh.
Theo ông Kerry, Ai Cập cam kết xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời với tổng công suất ước tính là 10 gigawatt với sự hợp tác của Mỹ, Đức và các quốc gia khác. Ông cho biết Đức sẽ cung cấp một khoản vay lớn cho dự án này, đồng thời khẳng định thêm rằng Nhật Bản, Canada, Na Uy và Anh đều đang làm việc với Liên minh châu Âu (EU) để giảm lượng khí thải nóng lên toàn cầu và hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Châu Âu tiết kiệm 22% khí đốt nhờ các gia đình tắt sưởi
Nhờ thời tiết thuận lợi, đến nay khí đốt tiêu thụ tại các hộ gia đình tại châu Âu đã giảm. Nhưng vì cần điện thể thắp sáng nên tiêu thụ khí đốt của các nhà máy điện khí lại tăng. Cụ thể, dữ liệu từ nền tảng phân tích thị trường EnergyScan cho biết, tổng nhu cầu khí đốt của Tây Âu trong tháng 10 đã giảm 22% so với cùng kỳ 2021. Trong khi, tiêu thụ khí đốt của ngành điện tăng 14%.
Bên cạnh thời tiết ấm áp, nhu cầu khí đốt đã giảm do giá tăng cao, nhiều doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ phải cắt giảm hoạt động để tồn tại. Việc ngừng hoạt động sản xuất, cùng với dòng khí hóa lỏng (LNG) dồi dào và các kho lưu trữ đầy ắp, đã giúp giảm bớt lo ngại rằng các chính phủ sẽ phải hạn chế nguồn cung cho khách hàng trong những tháng tới.
Julien Hoarau, Trưởng bộ phận phân tích của EnergyScan, cho biết đang có những dấu hiệu thay đổi hành vi liên quan đến việc sử dụng hệ thống sưởi. Điều đó đã giúp tạo ra "áp lực giảm mạnh với giá khí đốt giao ngay trên khắp châu Âu và củng cố khả năng cân bằng hệ thống khí đốt của châu lục trong mùa đông này".
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 12/11/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 11/11/2022 |
T.H (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tin tức kinh tế ngày 13/11: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tiếp tục lập kỷ lục mới
-
Thúc đẩy nâng cao nhận thức xanh trong cộng đồng, doanh nghiệp
-
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào ngày 30/11
-
Doanh số bán xe điện toàn cầu tăng 35% trong tháng 10
-
Giá vàng hôm nay (13/11): Tiếp đà lao dốc