Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 11/11/2022
Các biện pháp trừng phạt của châu Âu chưa nhắm vào LNG bởi mặt hàng này ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của một số quốc gia. Ảnh minh họa: Reuters |
Châu Âu tăng tốc mua LNG của Nga
Xuất khẩu than, dầu và khí đốt tự nhiên của Nga được vận chuyển qua các đường ống sang châu Âu đã giảm mạnh kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2. Tuy nhiên, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lên.
Nhập khẩu LNG của Nga tại châu Âu bắt đầu tăng tốc vào mùa thu năm ngoái. Dữ liệu của Rystad cho thấy, tính đến tháng 9, nhập khẩu từ Nga đã tăng gấp đôi, lên 1,2 triệu tấn, với giá trị khoảng từ 1-2 tỷ USD. Theo công ty tư vấn Rystad Energy, nhập khẩu LNG của Nga vào châu Âu và Vương quốc Anh đã tăng gần 20% từ tháng 3 đến tháng 10 năm nay so với cùng kỳ năm 2021.
Các biện pháp trừng phạt của châu Âu vẫn chưa nhắm vào LNG bởi mặt hàng này ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của một số quốc gia. Bà Anne-Sophie Corbeau, học giả nghiên cứu toàn cầu tại Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu (CGEP) nhấn mạnh: "EU cần LNG. Vì vậy, họ có thể “nhắm mắt làm ngơ” với LNG của Nga, trong khi Moscow vẫn tiếp tục hưởng lợi nhuận từ mặt hàng này".
Saudi Aramco sẽ cung cấp đủ dầu thô theo hợp đồng cho châu Á trong tháng 12
Theo một số nguồn tin, tập đoàn năng lượng Saudi Aramco của Saudi Arabia đã thông báo ít nhất 4 nhà máy lọc dầu tại Bắc Á sẽ nhận được đủ số lượng theo hợp đồng trong tháng 12 tới. Saudi Aramco đã duy trì nguồn cung ổn định cho châu Á, dù Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh, còn gọi là OPEC+, cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2022.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Abdulaziz bin Salman cho rằng nguồn cung thực tế sẽ bị cắt giảm khoảng 1-1,1 triệu thùng/ngày khi OPEC+ thông báo cắt giảm sản lượng vào tháng 10. Các nguồn tin cho biết, giá bán chính thức (OSP) mới nhất của Saudi Arabia cho các khách hàng châu Á đã cho thấy khả năng nước này sẽ không giảm nguồn cung trong tháng 12.
Saudi Aramco đã hạ OSP tháng 12 đối với dầu thô Arab Light bán cho châu Á 40 xu Mỹ mỗi thùng so với tháng 11, khi có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu của khu vực này yếu hơn. Tuy nhiên, tập đoàn này nâng OSP đối với các khách hàng châu Âu và giữ nguyên giá với các khách hàng tại Mỹ.
Các nước châu Phi phát tín hiệu không từ bỏ nhiên liệu hóa thạch
Trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), nhiều chính phủ châu Phi cho hay cần được phép phát triển các nguồn nhiên liệu hóa thạch để đẩy mạnh kinh tế, đưa người dân thoát khỏi đói nghèo.
Động lực thúc đẩy từ bỏ nhiên liệu hóa thạch đã yếu đi đáng kể trong năm nay trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao đẩy lạm phát lên những mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Kể cả những quốc gia từng đưa ra những cam kết mang tính ràng buộc về việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng ít carbon cũng buộc phải thay đổi ưu tiên, ít nhất là trong ngắn hạn.
Các nước châu Phi nhận thấy những thị trường xuất khẩu tiềm năng mới và cơ hội để chấm dứt tình trạng nghèo năng lượng trong châu lục. Trong khi đó, thời gian gần đây, nhiều tập đoàn năng lượng lớn của phương Tây đã tìm kiếm cơ hội đầu tư khai thác tại các nước châu Phi như Namibia, Mauritania, Tanzania và Senegal. Các công ty như Shell, TotalEnergiesm, BP và Equinor cũng cử đại diện tới tham dự COP27 tại Ai Cập.
Australia cân nhắc áp giá trần đối với khí đốt
Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngày 11/11 thông báo chính phủ nước này sẽ cân nhắc tất cả các biện pháp, trong đó có việc áp trần giá khí đốt để kiềm chế giá năng lượng hiện ở mức cao, nhưng bác bỏ khả năng áp thuế lên các công ty khai khoáng.
Trong ngân sách công bố tháng trước, Chính phủ Australia dự báo giá khí đốt và điện sẽ tăng 20-30% mỗi năm trong hai năm tới, một phần do xung đột giữa Nga và Ukraine. Ông Albanese nói áp trần giá khí đốt là một trong những lựa chọn đang được cân nhắc.
Khi giá năng lượng tăng vọt mang lại lợi nhuận lớn bất ngờ cho các công ty khai thác than và sản xuất khí đốt, ông Albanese nói chính phủ hiện không có kế hoạch áp bất kỳ loại thuế mới nào lên khoản lợi nhuận này. Ông Albanese khẳng định sẽ không thực hiện bất kỳ biện pháp nào gây ảnh hưởng đến nguồn cung.
Italy công bố gói hỗ trợ 9,3 tỷ USD để đối phó giá năng lượng leo thang
Sau cuộc họp nội các ngày 10/11, Chính phủ của tân Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã công bố gói hỗ trợ mới trị giá 9,1 tỷ euro (9,3 tỷ USD) nhằm giúp người dân và các doanh nghiệp trong nước vượt qua "bão giá" năng lượng.
Gói hỗ trợ mới này sẽ bổ sung cho gói 66 tỷ euro mà chính quyền của cựu Thủ tướng Mario Draghi phân bổ trong năm nay nhằm giúp giảm áp lực chi trả hóa đơn năng lượng tăng vọt cho người người dân và doanh nghiệp Italy. Khoản hỗ trợ bổ sung này cũng sẽ được phân bổ cho các chương trình tăng sản lượng khí đốt và nguồn dự trữ năng lượng cho mùa đông sắp tới.
Bộ Tài chính Italy cho biết hơn 33% khoản hỗ trợ bổ sung trên sẽ được dùng để gia hạn chương trình giảm thuế cho các doanh nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng. Các khoản này đã được tài trợ đến tháng 11 và sẽ được kéo dài cho đến cuối năm. Chính sách cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu cũng sẽ được gia hạn đến hết tháng 12, thay vì ngày 18/11 như kế hoạch ban đầu.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 9/11/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 10/11/2022 |
T.H (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu
-
Tin tức kinh tế ngày 15/11: Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT 6 tháng đầu năm 2025