Nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cháy ôtô, xe máy
>> Ba vụ cháy xe Attila trong tháng 12/2011
>> Xăng ethanol không thể gây cháy xe
Theo số liệu từ Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an thành phố Hà Nội cho hay, từ đầu tháng 12/2010 đến ngày 18/12/2011, riêng tại Hà Nội xảy ra 42 vụ cháy ôtô, xe máy. Cả nước có 89 trường hợp cháy xe trong năm 2011. Trong đó liên quan đến ôtô là 50 vụ, xe máy là 39 vụ gây thiệt hại về tài sản và làm 2 người chết, 2 người bị thương.
Hiện Viện khoa học hình sự Bộ Công an đã cơ bản xác định và phân loại nguyên dân dẫn đến các sự cố nói trên.
Theo đó, về nguyên nhân cháy nổ xe máy, ngoài sự việc đau lòng tại Bắc Ninh xác định có yếu tố hình sự, nguyên nhân do chập điện gây nên 5 sự cố, chiếm 11,6% tổng số vụ; va chạm hai xe khi lưu thông trên đường gây cháy là 2 xe, chiếm 4,6%. Nguyên nhân hỏa hoạn tại khu để xe gây cháy 3 xe, chiếm 6,9%; cố ý đốt xe chiếm 1 vụ.
Trong các trường hợp cháy xe vừa qua, có 72% số vụ việc (chiếm 31 trường hợp xe máy cháy nổ) hện vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Riêng về sự cố xảy ra với ôtô, số vụ chưa xác định được nguyên nhân cũng chiếm tỉ lệ khá cao, lên tới 50% với 25 trường hợp. Ngoài ra, cơ quan chức năng xác minh việc cháy, nổ loại phương tiện này còn do chập điện, va chạm, ống xả tiếp xúc với vật dễ cháy và cháy do hỏa hoạn tại khu vực để xe.
Đại diện Cục Đăng kiểm cũng kiến nghị, để đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật cho các phương tiện, các cơ quan chức năng phải tăng cường việc quản lý đối với các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô, xe máy.
Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có quy định về bảo hành, bảo dưỡng với xe ô tô nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với ô tô sản xuất trong nước và xe máy thì chưa có quy định này. Trong thực tế, nhiều cơ sở bảo hành, bảo dưỡng không có đủ trang thiết bị, nhân lực không được đào tạo bài bản dẫn đến chất lượng sửa chữa xe không đảm bảo, ảnh hưởng đến sự an toàn của phương tiện.
Cục Đăng kiểm Việt Nam kiến nghị cần có những quy định về mặt bằng, trang thiết bị dụng cụ và nhân lực đối với các cơ sở này. Bên cạnh đó, Cục Đăng kiểm cũng cho rằng, cần phải thực hiện việc kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật kết hợp với kiểm tra khí thải trong quá trình sử dụng xe máy.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng, việc các cơ quan chức năng chưa có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm trong các vụ cháy, nổ xe máy, ôtô thời gian vừa qua là một khoảng trống về pháp luật.
Bộ trưởng Thăng khẳng định, từ năm 2012, Bộ Giao thông Vận tải sẽ đứng ra chịu trách nhiệm nếu có sự cố tương tự xảy ra, mà trước hết là Cục Đăng kiểm Việt Nam. Bộ trưởng Thăng yêu cầu Cục Đăng kiểm cần khẩn trương hoàn thành hệ thống văn bản liên quan trong thời gian tới.
Hiện tượng ôtô, xe máy cháy nổ trên thế giới không phải là điều hiếm gặp trong quá trình khai thác, sử dụng. Theo Hiệp hội phòng chống hỏa hoạn quốc gia Mỹ thì trong năm 2010, cứ mỗi giờ lại có 33 vụ cháy xe tại quốc gia này. Tại Anh, hành năm có 2 xe bị cháy, nổ trên 1.000 xe đăng ký.
Riêng tại Việt Nam, chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, hàng loạt vụ cháy, nổ xe máy chưa rõ nguyên nhân xảy ra liên tiếp. Ngay sau đó, lần lượt xe buýt, xe con, xe ôtô đường dài cũng bốc hỏa khiến người dân hết sức hoang mang, lo lắng. Nhiều dịch vụ “chống cháy xe” đã mọc lên nhằm giải quyết tâm lý cho một số lượng lớn người thường xuyên phải di chuyển bằng loại phương tiện này.
Thiên Minh
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường