Nhật Bản chịu sức ép từ nhiều phía khi muốn giữ lại cổ phần trong Sakhalin-2 ở Nga
Sakhalin Energy LNG. Ảnh: Nikkei Asia. |
EnergyIntel hôm qua đưa tin các công ty Nhật Bản Mitsui và Mitsubishi đã cắt giảm giá trị cổ phần của họ trong dự án Sakhalin 2 ở Nga xuống còn 217,7 tỷ yên (1,7 USD tỷ USD), với lý do kinh doanh nhiều rủi ro.
Mitsui cắt giảm giá trị đầu tư 136,6 tỷ yên và Mitsubishi 81,1 tỷ yên. Cuối tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh kiểm soát dự án Sakhalin 2 và thành lập một công ty điều hành mới.
Mitsui và Mitsubishi lần lượt nắm giữ 12,5% và 10% cổ phần trong dự án Sakhalin 2. Gazprom của Nga sở hữu khoảng 50% cổ phần, Shell của Anh sở hữu 27,5% nhưng rút lui khỏi dự án sau khi Nga tấn công Ucraine.
Shell cho biết tuần trước rằng họ không có khả năng tìm kiếm cổ phần trong nhà điều hành mới.
Sakhalin 2 có công suất hàng năm khoảng 10 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng, trong đó Nhật Bản nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn.
Sau khi Tổng thống Nga ký sắc lệnh, tất cả tài sản và quyền liên quan đến dự án dự kiến sẽ được chuyển giao cho công ty mới của Nga. Nhưng các chi tiết cụ thể vẫn chưa được biết.
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh vào cuối tháng 6 để chuyển quyền sở hữu dự án LNG và thượng nguồn Sakhalin-2 từ Sakhalin Energy Investment đã đăng ký tại Bermuda sang một công ty mới đăng ký tại Nga. Sắc lệnh đã cho các cổ đông nước ngoài Shell, Mitsui và Mitsubishi một tháng để thông báo cho Chính phủ Nga về việc họ có muốn đăng ký cổ phần tương ứng trong công ty mới hay không. Các quyết định của họ sẽ phải được sự chấp thuận của Nga.
Mitsui cho biết họ sẽ cố gắng giải quyết tình hình một cách hợp lý sau khi tham vấn với chính phủ Nhật Bản và các đối tác dự án.
Chính phủ Nhật bản, quốc gia phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhập khẩu từ nước ngoài, cho biết sẽ cố gắng tiếp tục tham gia dự án nhưng cũng sẽ tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Nhật Bản là khách hàng mua LNG lớn nhất từ 9,6 triệu tấn Sakhalin-2 mỗi năm, chiếm gần 10% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Các công ty Nhật muốn duy trì cổ phần của mình trong Sakhalin-2. Nhưng người Nhật đang đứng trước sức ép rất lớn, từ nhiều phía. Với tư cách khách hàng, Nhật Bản đã bị dồn ép để chấp nhận sửa đổi các hợp đồng hiện có, người mua có ít lựa chọn nhưng phải chấp nhận.
Nga yêu cầu thanh toán tiền mua LNG cho chi nhánh ngân hàng ở Moscow. Theo tờ Nikkei của Nhật, họ vẫn được phép thanh toán bằng đô la Mỹ và nguồn cung cấp LNG sẽ không bị gián đoạn. Trước đây, người mua đã thanh toán bằng đô la Mỹ cho một ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Singapore.
Điều quan trọng là phải duy trì nguồn cung cấp Sakhalin-2 LNG cho Nhật Bản nhưng hiện các thông tin về điều kiện đầu tư vào công ty mới do Chính phủ Nga chỉ định chưa rõ ràng. Các công ty Nhật sẽ phải tham khảo ý kiến của Chính phủ Nhật Bản, nhưng nếu các điều kiện của Nga là không thể chấp nhận được, họ có thể từ bỏ dự án.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Koichi cho biết nếu Nhật Bản rút khỏi dự án, việc đó có nghĩa là phải nhường quyền của mình cho bên thứ ba và kết quả là Nga sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ. Nhiều người hiểu bên thứ ba ám chỉ Trung Quốc.
Nhật cũng phải thông báo cho Hoa Kỳ về quyết định của mình ngay trước thời hạn, do Nga áp đặt, hết hạn vào ngày 31 tháng 7.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cũng hy vọng Mỹ sẽ hiểu lập trường muốn giữ nguyên vị trí ở Sakhalin-2 của Nhật. Quyết định này của Nhật sẽ gặp phải chỉ trích từ các nước G7 cũng như Nhật sẽ phải đương đầu với các điều khoản và điều kiện cứng rắn từ Moscow.
Có khả năng Nga sẽ chấp nhận đơn xin của Nhật Bản để duy trì cổ phần, nhưng cũng không dễ dàng. Những khách hàng mua LNG cùng chung nhận định là hiện mọi thứ đều đang không rõ ràng
Elena
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines