Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhập khẩu than: Không đơn giản!

08:00 | 10/04/2013

1,463 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Từ một nước xuất khẩu than có tiếng, giờ thì Việt Nam đang chuẩn bị tâm lý để trước mắt có thể phải sắm vai người nhập khẩu trong tương lai gần!

Không chỉ phục vụ ngành điện

Thật ra, chúng ta đã nhập khẩu 1 vạn tấn than (thử nghiệm - PV) từ năm 2011 rồi. Tuy nhiên, vì phản ứng nhiều chiều từ các nhà khoa học, các nhà kinh tế và chuyên gia đầu ngành về nhiệt điện... nên số lượng than nhập về trong 2 năm tiếp theo chỉ ngang, hoặc cùng lắm chỉ nhích nhẹ theo kiểu vừa làm vừa nhìn trước ngó sau.

Bản thân câu chuyện nhập khẩu than cũng có nhiều khúc mắc, đặc biệt là ở hậu trường. Năm 2007, sau khi Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015 (quy hoạch VI), đến 2010 ngành điện phải đưa vào vận hành 45 nhà máy với tổng công suất đặt 14.581MW, trong đó riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư 25 nhà máy điện với tổng công suất 7.220MW; 2011-2015 đưa vào vận hành khoảng 50 nhà máy điện với tổng công suất 34.463MW.

Hệ thống kho bãi và căn cứ cảng đồng bộ là thách thức lớn trong nhập khẩu than

Để phục vụ tốt nhiệm vụ đó, ngành than lập tức tập trung chỉ đạo các đơn vị tư vấn và sản xuất trực tiếp trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) khẩn trương lập quy hoạch có điều chỉnh sản lượng, gia tăng khai thác mỏ, để tăng nhanh sản lượng đảm bảo cung cấp than cho điện được đưa lên hàng đầu. Thời điểm đó, dù xuất hiện nhiều bản dự thảo cho quy hoạch phát triển ngành than, tầm nhìn nhiều chục năm, nhưng tựu trung sản lượng than thương phẩm đều xoay quanh định hướng sau: đến năm 2020, sản lượng đạt khoảng 75 triệu tấn và 110 triệu tấn vào năm 2030. Phải nói luôn, sản lượng đó không thể đủ để phục vụ nhu cầu sử dụng điện quá lớn trước mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Rà soát tiến độ triển khai các quy hoạch điện, đến 2016/17 hầu hết các công trình thủy điện công suất lớn và vừa đều đã đưa vào sử dụng, khai thác (tổng công suất thủy điện 17.000MW). Trong khi đó, vào cùng thời điểm, nhu cầu công suất cực đại toàn quốc sẽ lên tới 55.000MW. Như vậy, nguồn điện mới gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt điện than, nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo, thậm chí điện hạt nhân. Theo tính toán, Vinacomin chỉ có thể cung cấp lượng than phục vụ trên dưới 20.000MW điện, tương đương 60% lượng điện thiếu hụt sau khi trừ các nguồn thủy điện. Bởi ngoài các nhà máy nhiệt điện chạy than đang xuất hiện với tần số dày đặc, ngành than còn phải phục vụ những hộ tiêu dùng lớn khác như xi măng, thép, hóa chất, luyện kim... trong nhiệm vụ chính trị của mình.

Vấn đề có thể sẽ không quá khó, nếu ngành than không phải chịu cảnh bù chéo hàng chục năm nay. Giá than nội địa được chỉ định bán cho điện thấp hơn giá sản xuất 30-35%, dẫn đến tình trạng ngành than không có tiền để tái đầu tư, gia tăng tỷ lệ cơ giới hóa nhằm xuống sâu hơn ở vỉa than Quảng Ninh. Và đến lúc sản lượng than lộ thiên tụt dốc thảm hại chỉ trong khoảng 2-3 năm gần đây, dẫn đến tình trạng than không đủ cung cấp cho điện thì cũng là thời điểm nhập khẩu than đến gần. Ngành than cứ đuối dần và căn cứ vào khả năng sản xuất và nhu cầu sử dụng than, đến năm 2015, số lượng than thiếu hụt đã lên tới con số khoảng 6 triệu tấn, chủ yếu là nhu cầu của các nhà máy điện chạy than. Nhập khẩu than là tất yếu nếu muốn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nói như cán bộ ngành than thì nhìn thấy than dưới đất mà không có tiền đầu tư khai thác. Họ ao ước, giá than được thị trường hóa, để được chủ động khai thác than nhiều hơn cho đất nước, để Vinacomin không phai lo đi nhập than như hiện tại.

“Nhập khẩu than là vấn đề không hề dễ. Chúng tôi đã cùng Vinacomin tới rất nhiều quốc gia để tìm hiểu và thấy rằng 5-10 triệu tấn than mang tính thời điểm thì không sao, chứ vài chục triệu tấn là đối tác lắc đầu hết”, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi tỏ ra lo lắng. EVN cũng từng đi đàm phán nhập than cho hệ thống nhà máy nhiệt điện lên tới hàng chục nghìn MW của mình, nhưng đều thất bại. Tất cả lại quay trở lại Vinacomin. Trong bối cảnh tình hình an ninh năng lượng trên thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, việc đảm bảo an ninh năng lượng là điều cực kỳ quan trọng với mỗi quốc gia. Than chưa đến mức cạn kiệt, thậm chí Australia và Indonesia - hai quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới còn gia tăng xuất khẩu trong vòng 5 năm trở lại đây.

“Rất nhiều quốc gia có nội lực mạnh và nền kinh tế tăng trưởng nóng như Trung Quốc và Ấn Độ sẵn sàng tham gia bỏ thầu cao hơn chúng ta 5, thậm chí 10% giá thị trường”, một quan chức Vinacomin cho biết. “Có đối tác sẵn sàng ký những hợp đồng cung cấp 5-10 triệu tấn một lúc, nhưng khi chúng ta đề cập đến thời gian nhiều năm, mang tính chiến lược thì họ đều lắc đầu. Đấy là còn chưa kể những lúc thiên tai, khủng khoảng năng lượng”.

Nhập khẩu thử nghiệm là quan trọng

Nhập khẩu than với số lượng lớn một cách ổn định không hề đơn giản trong bối cảnh thị trường than thế giới ngày càng phức tạp, bởi phần lớn thị trường do các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... khoanh vùng nắm giữ. Ngoài việc chuẩn bị về tài chính và nguồn lực thì việc nhập khẩu thử nghiệm là hết sức quan trọng, tạo bước đệm cần thiết để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, từng bước thâm nhập thị trường nhập khẩu than thế giới, giảm thiểu những rủi ro khi thực hiện nhập khẩu than với số lượng lớn sau này. Từ năm 2009, ban lãnh đạo Vinacomin đã chỉ đạo các đơn vị thành viên có liên quan nghiên cứu việc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu lớn về than cho các nhà máy điện ở phía nam.

Hiện Vinacomin đang tập trung nghiên cứu việc cung cấp than mỡ cho các nhà máy luyện cốc và than nhiệt năng cho nồi hơi ở miền Bắc. Tập đoàn cũng ký thỏa thuận hợp tác với các nhà máy sử dụng than, cung cấp than Indonesia để khách hàng dùng thử, hợp tác với đơn vị sản xuất lắp đặt nồi hơi để mở rộng thị trường cũng như có thể tư vấn kỹ hơn cho khách hàng về công nghệ sử dụng than với hiệu quả cao nhất. Năm 2012, Tập đoàn sẽ tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ than nhập khẩu. Dự kiến số lượng nhập khẩu khoảng 50-100 nghìn tấn với mục tiêu đảm bảo chất lượng, an toàn và lợi nhuận.

Bên cạnh đó, việc đưa vào vận hành hệ thống căn cứ cảng, kho bãi, giao vận một cách đồng bộ cũng là vấn đề khiến lãnh đạo Vinacomin trăn trở. Trong buổi lễ ký thỏa thuận hợp tác chiến lược PVN - EVN - Vinacomin, lãnh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản đã đề nghị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) hỗ trợ về con người, kỹ năng và thậm chí liên doanh trong lĩnh vực logistic và vận hành, quản lý cảng biển. Vấn đề khó khăn nhất là lượng cảng kỹ thuật của PVN dày đặc và hết sức chuyên nghiệp, tuy nhiên số cảng này thường xuyên vận hành 100% công suất nên khó có thể “đỡ đần” ngành than trong việc chia sẻ căn cứ cảng.

Trong tương lai, PVN chỉ có thể cử cán bộ, chuyên gia giúp Vinacomin trong quá trình xây dựng và quản lý, điều hành căn cứ cảng. Cùng chung tay đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, ngành than cũng tỏ ra khâm phục anh bạn Dầu khí trong việc chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài. “Thời gian qua, có thể thành công hay chưa thành công, nhưng cách PVN đầu tư tìm kiếm thăm dò, hợp tác quốc tế để gia tăng trữ lượng là hướng đi cực kỳ đúng đắn. Than cũng giống dầu, giống khí, cũng là nguồn năng lượng hữu hạn. Tài nguyên thiên nhiên không thể vắt kiệt và đầu tư mua mỏ ở nước ngoài, dù rất khó khăn nhưng cũng là một hướng đi hợp lý trong thời đại mới”, một vị lãnh đạo lâu năm của ngành than khẳng định.

Hữu Tùng