Nhân viên y tế có nguy cơ bị hành hung cao gấp 4 lần so với ngành khác
Hải Phòng: Người nhà bệnh nhân đánh bác sĩ gãy răng |
Thủ tướng yêu cầu khởi tố hành vi đánh bác sĩ tại bệnh viện |
Người nhà bệnh nhi tấn công bác sĩ |
70% người bị tấn công tại cơ sở y tế là bác sĩ
Ông Khoa cho biết, tình trạng trộm cắp, cò mồi, các đối tượng say rượu, sử dụng ma túy, ngáo đá, phá rối trong bệnh viện thường xuyên xảy ra, gây bức xúc cho các nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Theo thống kê từ năm 2010 đến 2017, tại các cơ sở y tế cả nước xảy ra 26 vụ điển hình về an ninh trật tự trong bệnh viện. Trong đó 60% số vụ bạo hành thầy thuốc xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh, 20% xảy ra tại tuyến trung ương, 70% đối tượng bị tấn công là bác sĩ, 15% là điều dưỡng.
Một nhân viên y tế bị hành hung tại cơ sở y tế |
Cụ thể, ngày 26/6, tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã xảy ra vụ một nữ bác sĩ bị đối tượng Nguyễn Công Lâm hành hung rất nghiêm trọng. Đối tượng này đi chăm vợ đẻ, chỉ vì khó chịu với tiếng loa phát thanh của bệnh viện, Lâm đã xông vào phòng cấp cứu của Khoa sản và dùng tay đấm liên tục vào mặt nữ bác sĩ đang trực ở đó.
Hay vụ một người đàn ông xông vào giường bệnh ở Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai hôm 25/7/2014 tấn công kíp trực và đánh điều dưỡng Lê Diệp A. (đang mang thai ở tháng thứ 7), khiến chị A. ngất ngay tại chỗ, cũng gây bức xúc dư luận.
Theo ông Khoa, có 3 đơn vị y tế bị tấn công nhiều nhất, gồm: Khoa cấp cứu, Khoa Nhi và Khoa tâm thần, chăm sóc người già.
“Bạo hành nơi làm việc có thể xảy ra ở tất cả các ngành nghề, nhưng y tế có tỷ lệ cao, chiếm 25% tổng số bạo hành tại nơi làm việc. Nghiên cứu các quốc gia cho thấy, tỷ lệ nhân viên y tế bị bạo hành ở Mỹ cao gấp 16 lần so với bình quân các ngành khác; ở Anh gấp 3-4 lần; Thụy Điển gấp 5-7 lần”, ông Khoa thông tin.
Pháp luật chưa đủ mạnh
Nguyên nhân cơ bản gây mất an ninh trật tự bệnh viện, theo ông Khoa là do cơ sở pháp lý, pháp luật hiện hành chưa đủ mạnh. Ngoài ra, do tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên trong bệnh viện chưa cao. Một số nhân viên ít kinh nghiệm, nếu xử lý không khéo sẽ dễ bị bạo hành, bởi người nhà bệnh nhân luôn có tâm lý nặng nề khi đưa người nhà vào viện; Do cách ứng xử, nhận thức của một số đối tượng chưa cao, kèm theo bệnh viện là môi trường có tính đặc thù, nếu cơ sở hạ tầng kém, quá tải bệnh nhân, thiếu nhân lực y tế, xảy ra sự cố y khoa… cũng sẽ dẫn đến mất an ninh trật tự bệnh viện.
Đối tượng Trương Văn Thanh, ở quận Ba Đình, Hà Nội, bị khởi tố về tội hành hung nhân viên y tế tại BV Đa khoa Xanh Pôn |
Nói về vấn đề này, bà Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng, môi trường làm việc của cán bộ y tế ở nước ta thuộc diện áp lực nhất vì quá tải, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị…
Họ phải đối mặt với nhiều rủi ro của những tác hại lây nhiễm và không lây nhiễm. Nguy hiểm hơn là những tác hại không lây nhiễm như hóa chất, nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, sóng siêu âm, các tác động đến da, căng thẳng về tâm lý stress, nguy cơ bị bạo hành cao.
“Nhân viên y tế bảo vệ người bệnh. Vậy ai sẽ bảo vệ “blouse trắng”, bà Bình đặt câu hỏi.
Ông Ngọ Duy Hiểu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho rằng, y tế là một ngành nghề quá vất vả, nguy cơ rủi roi cao và đời sống rất khó khăn, đặc biệt ở tuyến cơ sở. Sự hi sinh thầm lặng của họ cần được trân trọng, chia sẻ và cần cả xã hội bảo vệ để họ yên tâm làm tốt công việc của mình.
Đưa ra những giải pháp để bảo vệ các nhân viên y tế, theo ông Nguyễn Trọng Khoa, các bệnh viện cần phải xây dựng khoa học, giảm thời gian chờ cho người bệnh và xây dựng khu vực chờ cho người nhà bệnh nhân hợp lý; Rà soát và lắp đặt camera, hệ thống báo động khẩn cấp, lắp đặt cửa tự động, trang bị khóa từ cho khoa cấp cứu và ưu tiên các khoa có nguy cơ mất an ninh cao.
Đảm bảo nhân viên bảo vệ trực 24/24, đào tạo cấp tốc về nghiệp vụ bảo vệ và phản ứng nhanh cho bảo vệ bệnh viện… Cần có phòng lánh nạn tạm thời cho nhân viên y tế nếu có bạo hành xảy ra.
Các nhân viên y tế cần đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao giao tiếp ứng xử. Đặc biệt cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan để hạn chế tình trạng này.
Nguyễn Anh
-
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại buổi làm việc với Bộ Y tế
-
Bộ Y tế phát động cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”
-
Yêu cầu sẵn sàng trực cấp cứu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm A/H9 đầu tiên ở Việt Nam
-
Bộ Y tế cảnh báo về 4 sản phẩm của công ty dược Nhật Bản
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam