Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em

Nhận thức đúng, hành động thiết thực

11:00 | 14/12/2018

282 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Gần đây đã liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, khiến nhiều học sinh phải nhập viện điều trị tâm lý. Thực tế đó cho thấy, vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ không được coi trọng, ngay cả chính trong môi trường giáo dục. Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trò chuyện với TS Trần Thành Nam, chuyên gia tâm lý, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.  

Học sinh sợ… cô giáo

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh đang vô cùng cấp thiết, bởi tâm lý học đường hiện nay ngày càng phức tạp. Là một chuyên gia tâm lý và cũng là một người làm công tác giáo dục, ông có nhận định gì về vấn đề này?

nhan thuc dung hanh dong thiet thuc
Tiến sĩ Trần Thành Nam

TS Trần Thành Nam: Vâng, sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Trong những năm qua, các số liệu nghiên cứu cho thấy hành vi, cảm xúc của trẻ có nhiều vấn đề gây quan ngại cho gia đình, nhà trường và xã hội.

Các vấn đề từ ít nghiêm trọng như mất tập trung, yêu sớm, nghiện game, chán học, học kém, thiếu kỹ năng xã hội… đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như bạo lực học đường, đua xe, trầm cảm, ngất tập thể, tự gây hại, tự sát, hành vi phạm pháp... xuất hiện ngày càng sớm và càng nhiều trong giới trẻ.

Thực trạng đó yêu cầu Nhà nước và xã hội cần có những chính sách, biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tốt hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em. Đây là vấn đề cốt yếu để tạo một thế hệ cân bằng về tâm lý cảm xúc, phát triển tính tự lập, tự tin, mang trong mình tình yêu cuộc sống và các giá trị đạo đức căn bản nhất của con người, giúp xây dựng và hình thành nhân cách lành mạnh, sáng tạo và chủ động của công dân thế kỷ XXI.

PV: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo, 25% các bạn trẻ Việt Nam đang sống chung với những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần và tỷ lệ trẻ lo âu, trầm cảm trong nhóm này đang gia tăng. Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?

TS Trần Thành Nam: Tổn thương sức khỏe tâm thần là một thách thức lớn đối với sức khỏe và sự phát của bất cứ xã hội nào. Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Lancet, ước tính tổn thương sức khỏe tâm thần có thể làm nền kinh tế toàn cầu mất tới 16.000 tỉ USD trong các năm 2010-2030. Chính vì vậy, WHO đã chính thức có Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (ngày 10-10 hằng năm) nhằm mục đích nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em là vấn đề cốt yếu để tạo một thế hệ cân bằng về tâm lý cảm xúc, phát triển tính tự lập, tự tin, mang trong mình tình yêu cuộc sống và các giá trị đạo đức căn bản nhất của con người, giúp xây dựng và hình thành nhân cách lành mạnh, sáng tạo và chủ động của công dân thế kỷ XXI.

Các rối loạn tâm thần như chậm phát triển tâm thần, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, tăng động giảm chú ý... ảnh hưởng tới khoảng 15-20% trẻ em trên toàn thế giới và chiếm 15-30% mất mát về sức khỏe được đo bằng số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật (disability adjusted life years - DALYs) trong 3 thập niên. Tỷ lệ đó ở trẻ em Việt Nam cũng tương tự nhưng do nước ta nguồn lực hạn chế, ảnh hưởng của các trải nghiệm tiêu cực như: Nghèo đói, suy dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm, thiếu dịch vụ xã hội, thiếu cơ sở đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần… làm cho tỷ lệ tổn thương cao hơn.

Tôi đã làm việc với nhiều trường hợp tăng động giảm chú ý, nghiện chất, nghiện game, phạm pháp, trầm cảm, tự cắt tay... Ở tất cả các trường hợp, các em đều nói có những áp lực trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, thiếu kết nối với thầy cô giáo và bạn bè, khó thích nghi với việc chuyển cấp, chuyển nhà, giai đoạn dậy thì… Và tất cả các trường hợp, các hoạt động chức năng như học tập, sinh hoạt trong gia đình hay quan hệ xã hội đều giảm sút nghiêm trọng.

PV: Không ít chuyên gia giáo dục thực sự lo ngại về “căn bệnh” thành tích của ngành giáo dục, ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

nhan thuc dung hanh dong thiet thuc
Cần tạo môi trường học tập vui vẻ cho học sinh

TS Trần Thành Nam: Tôi quan niệm rằng, một nền giáo dục tốt không chỉ kiến tạo cho học sinh một sức khỏe thể chất tốt mà còn xây dựng cho trẻ một sức khỏe tinh thần lành mạnh. Có được một sức khỏe tinh thần tốt cũng được xem là một quyền cơ bản của các em. Vì vậy, nhà trường nhất định phải cung cấp môi trường an toàn, mang tính tương trợ xã hội, giúp các em phát triển bản sắc, cái tôi cá nhân, tinh thần tự chủ, tìm được ý nghĩa cuộc sống và sống có mục đích.

Tất cả những hành vi bạo lực cơ thể, bạo lực tinh thần và chủ nghĩa thành tích đi ngược lại giá trị này cần phải bị lên án và rút ra bài học nghiêm túc. Tôi cho rằng, toàn ngành giáo dục đang có nhiều nỗ lực để hạn chế vấn nạn bạo lực trong giáo dục qua một loạt các văn bản đã ban hành trong thời gian qua như Thông tư 31, chuẩn giáo viên, quy định xử phạt hành vi bạo lực, bộ quy tắc ứng xử… Nhưng để những chính sách này đi vào cuộc sống, cộng đồng xã hội cần có sự đồng thuận, cùng chung tay trong việc tuyên truyền và phản biện.

Có khoảng 25,1% học sinh trong mẫu khảo sát bị rối loạn lo âu. Đáng chú ý hơn là 47,2% học sinh đang có nguy cơ lo âu cao. Nhóm vấn đề các em lo lắng nhất là quan hệ với giáo viên. Phong cách giáo dục độc đoán, quyền uy, quan niệm “yêu cho roi cho vọt” khiến nhiều học sinh cảm thấy lo lắng khi tới trường.

Tôi cho rằng, chúng ta nên phát hiện và tuyên dương nhiều hơn nữa những tấm gương thầy cô giáo hy sinh vì học trò để đánh giá tình hình công bằng và khách quan hơn, thay vì có cái nhìn bi quan, “thảm họa hóa” vấn đề từ những vụ việc “con sâu làm rầu nồi canh”.

PV:Có một bác sĩ từng chia sẻ, ông ta đã nhiều lần điều trị cho trẻ trầm cảm với biểu hiện thấy sách vở là khóc, đến trường là sợ hãi. Vậy theo ông, có gì bất ổn trong tâm lý của các em?

TS Trần Thành Nam: Chúng tôi đã từng tiến hành một nghiên cứu về lo âu học đường và phát hiện có khoảng 25,1% học sinh trong mẫu khảo sát bị rối loạn lo âu. Đáng chú ý hơn là 47,2% học sinh đang có nguy cơ lo âu cao. Khi tìm hiểu kỹ hơn xem các em lo lắng những vấn đề cụ thể nào, chúng tôi thấy nhóm vấn đề các em lo lắng nhất là quan hệ với giáo viên.

Có em tâm sự: “Cô giáo dạy tiếng Anh của em ghét em vì em lỡ lời nói cô ấy có cái đầu to như cái nồi cơm điện. Từ dạo đó, cô thường xuyên gọi em lên bảng kiểm tra miệng và luôn để ý đến những lỗi nhỏ nhất của em”.

Một em khác chia sẻ: “Mấy hôm nay em không thể nào ngừng suy nghĩ được về điểm kiểm tra của mình. Cô ấy (tức cô giáo dạy Văn) quý bạn lớp trưởng nên lần nào cũng cho bạn đó điểm cao. Em đã cố gắng rất nhiều trong kỳ kiểm tra này nhưng lại nhận được kết quả không xứng đáng. Em tin mình đã làm rất tốt nhưng em chỉ được 7 điểm”.

nhan thuc dung hanh dong thiet thuc

Lo lắng về các tình huống thi, kiểm tra cũng khá phổ biến đối với học sinh. Tôi xin chia sẻ tâm sự của một em học sinh: “Chỉ cần nghe thấy cô giáo gọi tên em là em thấy run rồi. Dù em đã học bài rất kỹ ở nhà nhưng sao vẫn thấy hồi hộp. Trước mỗi bài kiểm tra 15 phút hoặc 45 phút, bàn tay em hay ra mồ hồi và em cảm thấy toàn thân cứ lành lạnh sao ý, không thể tập trung được”.

Những tâm sự lo lắng này phần nhiều xuất phát từ phong cách giáo dục độc đoán, quyền uy, quan niệm “yêu cho roi cho vọt” khiến nhiều học sinh không thấy hạnh phúc mà chỉ cảm thấy lo lắng khi tới trường.

Áp lực lớn từ cha mẹ

PV: Về vai trò của gia đình, phải chăng các bậc cha mẹ Việt Nam đang mất phương hướng khi dạy con, thưa ông?

TS Trần Thành Nam: Ở gia đình cũng vậy, nhiều cha mẹ vẫn tin rằng cách tạo động lực tốt để con cố gắng phấn đấu là làm con xấu hổ. Hình thức thường gặp nhất là so sánh con mình với người giỏi hơn để con thấy mình thấp kém mà phấn đấu.

Những tâm sự mà nghiên cứu của chúng tôi thu được về nỗi lo lắng liên quan đến gia đình cho thấy nỗi lo của các em tập trung vào sự kỳ vọng không hợp lý của cha mẹ, lo lắng không thỏa mãn mong đợi của cha mẹ.

Những tâm sự sau đây cũng có thể là của chính con các vị: “Cha mẹ em đặt nhiều kỳ vọng và luôn cảm thấy em học chưa hết khả năng. Bố mẹ nói em sẽ học tốt hơn, đạt thành tích cao hơn các bạn khác nếu chăm học hơn nữa. Điều này làm em thấy rất áp lực. Cứ cố xong việc này thì lại được yêu cầu cố tiếp cái khác. Chẳng bao giờ được nghỉ cả”.

nhan thuc dung hanh dong thiet thuc
Học sinh nhập viện vì bị cô giáo phạt 231 cái tát ở Quảng Bình

Hay một em khác tâm sự: “Cha mẹ em giám sát chặt chẽ thời gian học, vui chơi... bắt em học thêm rất nhiều môn tiếng Anh để chuẩn bị đi du học. Mẹ cũng hay so sánh em với con của bạn bố mẹ về thành tích học tiếng Anh khiến em thấy mình rất kém cỏi và tự ti. Mặc dầu ở lớp em thuộc dạng top rồi đấy”.

Thực tế là nhiều bố mẹ tiết kiệm lời khen với con mình vì sợ “khen nhiều lại khiến cháu chủ quan hoặc kiêu ngạo”. Điều đó đặt trẻ vào tình huống dẫu có phấn đấu hết sức vẫn chưa đủ để làm hài lòng cha mẹ.

PV: Vậy cái thiếu và yếu của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ ở Việt Nam nằm ở đâu, thưa ông?

TS Trần Thành Nam: Phải nói rằng, đến tận thời điểm này, lĩnh vực tâm lý học học đường và tâm lý học lâm sàng ở Việt Nam vẫn còn đang rất mới mẻ. Nghề tâm lý cũng chưa được công nhận là một nghề chính thức, chưa có mã nghề và chưa có vị trí việc làm cho chuyên viên tâm lý.

Đội ngũ bác sĩ tâm thần - chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng - còn mỏng và không được tìm đến do lo sợ bị kỳ thị về bệnh tâm thần. Nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn cho trẻ em mang tính tự phát, không chuyên nghiệp. Người làm tư vấn can thiệp tâm lý không dựa trên bằng chứng khoa học gây mất niềm tin của xã hội về nghề. Đội ngũ chuyên viên tâm lý cung cấp dịch vụ phần lớn không được đào tạo bài bản mà chỉ học lõm bõm qua các khóa tập huấn ngắn hạn, không đủ năng lực thực hành và thực hành không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức.

Các chính sách về chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường còn chưa nhất quán. Các nghiên cứu về lĩnh vực này còn ít và chưa được dành những nguồn lực đầu tư thích đáng.

nhan thuc dung hanh dong thiet thuc

PV: Vậy theo ông, điều mà cả gia đình và nhà trường cần phải thay đổi và hành động là gì để trẻ thực sự được phát triển trong một môi trường lành mạnh?

TS Trần Thành Nam: Tôi nghĩ một trong những chiến lược nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ em là phải tạo môi trường bồi dưỡng, nâng cao lòng tự trọng, tự tin, tự lập, tính sáng tạo, tính thẩm mỹ và phòng chống phát hiện sớm các nguy cơ hành vi cảm xúc gây tổn thương sức khỏe tâm thần cho học sinh.

Cần có những chiến lược truyền thông và tập huấn trang bị kiến thức kỹ năng phát hiện và hỗ trợ ban đầu những vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần cho cộng đồng đặc biệt là cha mẹ học sinh để phát hiện sớm và tìm kiếm sự hỗ trợ sớm.

Giáo viên cần có kỹ năng quản lý lớp học để cải thiện không gian, bầu không khí lớp học và tăng cường các hành vi tích cực để giảm thiểu nguy cơ tổn thương sức khỏe tâm thần cho học sinh. Đồng thời, cần tập huấn để giúp giáo viên nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần, cải thiện thái độ đối với các biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần, hỗ trợ giáo viên nhận diện các dấu hiệu của các rối loạn tâm thần và biết cách tìm các nguồn hỗ trợ phù hợp.

Giáo viên cần có năng lực trở thành tập huấn viên về sức khỏe tâm thần và nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần cho học sinh và cả cha mẹ học sinh (nếu cần thiết). Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần có hiểu biết, hỗ trợ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần, sơ cứu tâm lý trong các trường hợp khủng hoảng.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Nhiều cha mẹ vẫn tin rằng cách tạo động lực tốt để con cố gắng phấn đấu là làm con xấu hổ. Hình thức thường gặp nhất là so sánh con mình với người giỏi hơn để con thấy mình thấp kém mà phấn đấu khiến trẻ lo lắng không thỏa mãn mong đợi, kỳ vọng của cha mẹ.
nhan thuc dung hanh dong thiet thucSức khỏe tâm thần của trẻ hai tuổi bị ảnh hưởng khi sử dụng thiết bị điện tử
nhan thuc dung hanh dong thiet thucTâm thần vì áp lực cuộc sống
nhan thuc dung hanh dong thiet thucÁp lực tinh thần với trẻ em còn cao hơn người lớn

Huyền Anh