Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nguyên Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ: “Người dân sẽ làm chủ và quyết định trong trận chiến Covid-19”

14:48 | 10/08/2021

11,310 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - "Người dân sẽ làm chủ và quyết định trong trận chiến Covid-19 này. Tôi hiểu họ đã chịu đựng quá nhiều nhưng họ phải tiếp tục vượt qua một lần nữa. Mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi con hẻm, mỗi tổ dân phố phải thực sự là pháo đài ngăn chặn virus bằng cách phải thực hành nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch, thực hiện triệt để giãn cách, cách ly xã hội... ", ông Huỳnh Đức Thơ, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chia sẻ.
Nguyên Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ: “Người dân sẽ làm chủ và quyết định trong trận chiến Covid-19”
Nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ

Là người đề xuất sáng kiến xét nghiệm gộp nhiều mẫu nghi nhiễm Covid-19, phát phiếu đi chợ ngày chẵn, lẻ để hạn chế người dân ra đường... đang được cả nước áp dụng, ông Huỳnh Đức Thơ, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đã có những chia sẻ về kinh nghiệm dập tắt dịch bùng phát tại thành phố lớn thứ 3 của cả nước vào tháng 7 năm ngoái, chỉ trong vòng 1 tháng.

Đây là thành quả lớn của lãnh đạo, Chính quyền và Nhân dân Đà Nẵng, vì lúc đó đợt dịch nguy cấp đến độ Bí thư TP HCM là ông Nguyễn Thiện Nhân phải cảnh báo: "Đà Nẵng có thể là Vũ Hán thứ 2".

PetroTimes đăng tải những chia sẻ của ông Huỳnh Đức Thơ, với mong muốn góp phần cùng các địa phương thảo luận và tìm kiếm thêm các biện pháp sớm dập tắt đợt dịch đang bùng phát hết sức nguy hiểm hiện nay.

Phát hiện, truy vết, khoanh vùng, giãn cách xã hội, cách ly, xét nghiệm, điều trị… hay là các biện pháp 5K là cẩm nang chống dịch

PV: Đại dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại và lan rộng nghiêm trọng hầu như khắp cả nước, trong đó có TP Đà Nẵng. Cũng từng trải qua các đợt dịch lớn, đặc biệt là đợt dịch thâm nhập và bùng phát nặng nề tại Đà Nẵng vào cuối tháng7/2020, với gần ngàn ca nhiễm ở Đà Nẵng và các địa phương liên quan Đà Nẵng và nhiều bệnh nhân tử vong, nhưng cuối cùng, với sự chủ động và quyết liệt của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của Trung ương và các địa phương bạn, Đà Nẵng đã vượt qua đại dịch trong vòng chưa đầy 1 tháng. Đó là thời ông còn làm Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Theo ông, những bài học kinh nghiệm nào còn có thể có giá trị áp dụng trong tình hình dịch bệnh hiện nay?

Ông Huỳnh Đức Thơ: Trước hết, tôi muốn đề cập đến vai trò của chính quyền. Qua hơn hai năm dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới và ở Việt Nam, với nhiều mô hình và quan điểm chống dịch của các nước đã áp dụng, nhiều nghiên cứu, kinh nghiệm và giải pháp thực tiễn đưa ra. Trong bối cảnh đó, Việt Nam ngay từ đầu đã đề ra chiến lược chống dịch rất đúng đắn, sát hợp với thực tế nước ta. Thực tiễn đã khẳng định điều đó.

Tôi thấy chúng ta cần tiếp tục những nỗ lực phi thường để bảo vệ những thành quả đã có và đương đầu với những thách thức mới, bằng cách phát huy những chiến lược và kinh nghiệm có được, bổ sung yếu tố chiến lược mới, như chiến lược vắc xin… Đồng thời phải tận dụng thời cơ để hành động một cách sớm nhất, kịp thời nhất, cách nhanh nhất có thể trong mọi khâu của quy trình chống dịch, với sự chủ động, sáng tạo, quyết liệt và quyết đoán, chính xác trong quyết định và điều hành.

Ông bà ta có câu tục ngữ ám chỉ thời cơ: “Một đồng sợ tốn, bốn đồng không đủ”. Dập dịch là thời cơ cũng như đánh giặc, đặc điểm dịch Covid-19 âm thầm nhưng lan nhanh như đám cháy. Cần có biện pháp phát hiện sớm nhất ca nhiễm của ổ dịch đầu tiên để tập trung “hỏa lực” dập tắt đó là lập tức khoanh vùng, truy vết, cách ly yếu tố mầm bệnh, giãn cách cộng đồng sớm trước khi dịch có cơ hội lây lan các ca nhiễm tiếp theo. Mặc dù phải dùng nhiều nguồn lực vào một thời điểm ngắn để chống dịch, nhưng sẽ được lợi hơn rất nhiều, nếu chúng ta để nó lan rộng. Vì khi dịch đã lan rộng buộc chúng ta phải chạy theo, vét hết nguồn lực, rồi đuối sức. Cuối cùng bằng mọi cách, mọi giá cũng phải dập dịch cho bằng được nhưng lúc đó chúng đánh đổi quá lớn.

Ở Đà Nẵng đợt dịch đó ước tính có đến 5 chu kỳ âm thầm lây lan, khởi phát từ bệnh viện, đã tạo ra hàng trăm ca nhiễm trước khi chúng ta tấn công dập dịch tổng lực, đã gây cho thành phố khá nhiều tổn thất.

Nay ở TP HCM và số tỉnh phía Nam đang đối diện với thực tế như vậy. Hơn nữa, biến thể Delta đã thúc đẩy diễn biến dịch nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ. Chúng ta có phần chủ quan và chậm chạp lúc đầu, để dịch lây lan qua nhiều chu kỳ. Bây giờ tôi thấy nhiều biện pháp quyết liệt hơn được đưa ra, nếu làm nghiêm, làm đúng, làm mạnh hơn những gì ta đã từng làm, tôi tin các địa phương sẽ sớm khống chế được các ổ dịch, chặn đà lây lan và dập dịch thành công.

Thứ hai, đó là vai trò chủ thể của người dân trong phòng chống dịch. Ngoài yếu tố năng lực và trách nhiệm từ phía chính quyền, sự tham gia tích cực của người dân, tinh thần và ý thức trách nhiệm cao của các cộng đồng dân cư sẽ đóng vai trò quyết định thành công trong phòng chống dịch.

Chúng ta biết chắc chắn một điều rằng, nếu mọi người dân thực hành tốt 5K, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội khi có yêu cầu thì virus sẽ không có cơ hội để lây lan, nó sẽ tự tiêu diệt. Nếu ai đó lỡ nhiễm bệnh thì sẽ được phát hiện, sớm tách khỏi cộng đồng và được chữa trị, cũng sẽ không còn là nguồn lây cho cộng đồng.

Chính quyền cần phải chuẩn bị và lo tốt hơn cho những nhu cầu thiết yếu của người dân nhưng người dân cần luôn chủ động thu xếp để chuẩn bị cho mình và gia đình mình luôn có khả năng thích ứng tối thiểu với các kịch bản “chung sống” với đại dịch, nhất là trong điều kiện cách ly xã hội, để không bị bất ngờ hay đảo lộn quá lớn khi dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó người dân sẽ có khả năng chịu đựng, vượt qua những đòi hỏi khắt khe của cuộc chiến chống dịch.

PV: Đà Nẵng đã dồn lực vượt qua đợt dịch 7/2020 khá nhanh và hiệu quả so với số địa phương khác ở thời điểm sau đó. Chúng tôi muốn ông nói thêm cách điều hành của Đà Nẵng?

Ông Huỳnh Đức Thơ: Chúng tôi đã thành công trong việc huy động toàn bộ hệ thống tham gia phòng chống dịch, từ chính quyền đến người dân đều hiểu rõ và ủng hộ, quyết liệt thực hiện các chiến lược, nguyên tắc và biện pháp phòng chống dịch: Đó là việc khẩn trương phát hiện, truy vết, khoanh vùng, giãn cách xã hội, cách ly, xét nghiệm, điều trị… hay là các biện pháp 5K.

Các giải pháp này bây giờ nói nhiều nên nghe rất cũ, dễ nhàm chán, nhưng thật ra đó là một cẩm nang cần thuộc lòng. Người lãnh đạo cần có đầy đủ thông tin, hiểu rõ đặc điểm dịch tễ học, các hành vi xã hội và thực tiễn của địa phương mình, để đưa ra các quyết định áp dụng các biện pháp trên, theo từng cấp độ, cường độ, tốc độ và cách thức triển khai cho phù hợp nhất từng thời điểm và diễn biến của dịch bệnh. Trong một tình huống cụ thể, nếu chậm áp dụng một số biện pháp, có thể làm mất đi cơ hội sớm dập dịch, gây thiệt hại lớn về người và chi phí chống dịch.

Trường hợp ngược lại, nếu áp dụng số biện pháp sớm hoặc mạnh quá sẽ không cần thiết, gây thiệt hại về hoạt động kinh tế, dân sinh và lãng phí nguồn lực chống dịch, không đạt được yêu cầu “mục tiêu kép” trong chống dịch.

Tóm lại, Chính quyền cần đưa ra những biện pháp kịp thời và chính xác nhất, dựa trên thông tin có được và quan sát nhận định của mình đồng thời bám sát thực tế để chỉ đạo và điều chỉnh kịp thời nếu cần.

Nguyên Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ: “Người dân sẽ làm chủ và quyết định trong trận chiến Covid-19”
Ông Huỳnh Đức Thơ theo dõi công tác xét nghiệm tại CDC Đà Nẵng sáng 26/9/2020, thời điểm còn là Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng

PV: Ông có thể nêu vài ví dụ?

Ông Huỳnh Đức Thơ: Dịch bùng phát đợt 2 tại Đà Nẵng cuối tháng 7, đầu tháng 8/2020, lập tức Thủ tướng Chính phủ triệu tập họp khẩn. Lúc đó TP Đà Nẵng đề nghị áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cho khu vực trung tâm thành phố, riêng huyện Hòa Vang thì áp dụng theo Chỉ thị 19. Hội nghị có số ý kiến là chưa cần thiết áp dụng mức Chỉ thị 16. Ngày hôm sau có chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Đà Nẵng áp dụng Chỉ thị 19. Tuy nhiên, ngay trong ngày hôm đó, phát hiện nhiều ca trong bệnh viện và số ca rải rác ngoài cộng đồng, dấu hiệu cho thấy dịch đã lan ra, chúng tôi đã yêu cầu áp dụng ngay các nội dung Chỉ thị 16 trên toàn thành phố và lập tức báo cáo Thủ tướng.

Trong 2 tuần đầu, dịch bùng phát nhanh, có số ý kiến các thành viên ban Chỉ đạo lo lắng đề nghị phong tỏa cả thành phố, dừng luôn các hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp. Thủ tướng lúc đó cũng gọi điện nhắc nhở. Tôi đã báo cáo Thủ tướng là Đà Nẵng hiểu rõ và kiểm soát được tình hình qua năng lực quản lý giãn cách xã hội, truy vết, xét nghiệm, cách ly… nên đề xuất Thủ tướng để các hoạt động công nghiệp, xây dựng tiếp tục hoạt động nhưng kiểm soát chặt. Thực tế chúng tôi kiểm soát thành công, hoạt động sản xuất không bị đứt gãy.

Muốn chặn dịch, ta phải chạy nhanh hơn dịch!

PV: Như vậy, ngoài yếu tố tuân thủ các nguyên tắc, chiến lược phòng chống dịch, trong điều hành rất cần yếu tố kịp thời, tốc độ, chủ động, sáng tạo, quyết liệt và quyết đoán để ứng phó với các tình huống chống dịch. Xin ông nói thêm kinh nghiệm của mình về khía cạnh này?

Ông Huỳnh Đức Thơ: Công việc của tôi và Ban Chỉ đạo chống dịch lúc đó khá thuận lợi. Nội dung chỉ đạo cấp trên và Thành ủy luôn linh hoạt để Chính quyền chủ động. Tuy vậy, những bất cập luôn luôn gặp phải. Đặc biệt, hoạt động chống dịch lúc đó dồn dập, căng thẳng. Tôi hiểu virus Covid-19 lây lan và bệnh nhân tăng lên từng giây, thời gian bây giờ là thước đo của sự sống còn. Tôi tuyên bố lặp lại nhiều lần trong các cuộc họp: “Dịch lây lan rất nhanh, muốn chặn dịch, ta phải chạy nhanh hơn dịch!”.

Thời cơ chống dịch phụ thuộc vào tính kịp thời, tốc độ, chủ động, sáng tạo, sự quyết liệt và quyết đoán trong chỉ đạo và triển khai. Các thủ tục, mệnh lệnh hành chính đều rút gọn, đi tắt, giảm quy trình để tăng tốc. Tôi xin nêu vài thực tiễn điều hành để tham khảo:

Kể từ khi khởi dịch, suốt tháng 8/2020, Ban Chỉ đạo Covid-19 họp trực tuyến hằng ngày vào lúc 16h chiều, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật. Tôi chọn 16h chiều là thời điểm chúng tôi có kết quả của 1 ngày triển khai, chúng tôi dành 1-2 giờ để nghe nhanh kết quả và vướng mắc, thảo luận các giải pháp và đưa ra ngay quyết định việc làm ngày mai tiếp theo. Sau cuộc họp, các quận huyện, sở ngành ngồi lại triển khai luôn các nội dung kết luận đến tận xã phường, đơn vị cơ sở, có việc phải triển khai xuyên đêm để ngày mai làm tiếp. Chúng tôi sử dụng luôn quỹ thời gian ban đêm, nó rất quý báu lúc này, không để khoảng “chết” 12 giờ vàng ngọc này.

Sử dụng công cụ trao đổi trực tuyến trên Zalo là nhóm mang tên BCĐ COVID-19 gồm các thành viên Ban Chỉ đạo tham gia. Tôi yêu cầu các thành viên luôn để chế độ điện thoại 24/24 giờ, liên tục cập nhật thông tin, trao đổi, và trường hợp cần thiết tôi và các đồng chí lãnh đạo đưa ra ý kiến kết luận chỉ đạo thực hiện ngay, văn bản hành chính nhiều lúc phải đi sau. Nhóm này bây giờ còn lưu lại quá trình chỉ đạo đó, khiến tôi nhớ lại một thời gian lao nhưng sôi động. Tôi còn nhớ, nhiều quyết định quan trọng ra đời từ trang này và triển khai chóng vánh, như khi bàn về việc làm sao giãn cách chợ.

Có người đòi đóng chợ truyền thống, chỉ để siêu thị. Tôi không đồng tình, vì Đà Nẵng ít siêu thị, hơn nữa dân còn nghèo, dựa vào chợ dân sinh giá rẻ. Tôi quyết định phát phiếu chia phiên đi chợ 3 ngày/lần/1 hộ, để dân đi xen kẽ, có thể mua hộ cho nhau. Tuy vậy sở và quận huyện triển khai in phiếu chậm và không thống nhất. Thấy vậy, một buổi sáng sớm đầu tháng 8, tôi lấy giấy tính toán để chia ngày các tổ hợp đi chợ phiên để bảo đảm người đi chợ giảm còn 1/3, ghi luôn nội dung cần thiết của phiếu, cách chuyển thông tin để in nhanh đồng loạt ở các xã phường để phát kịp thời. Ngay sau đó, tôi lấy điện thoại chụp ảnh tờ giấy này gửi lên nhóm BCĐ COVID-19 và yêu cầu thực hiện ngay, thay cho một cuộc bàn. Chỉ vài ngày sau là các chợ đồng loạt đi chợ phiếu, giảm hẳn lượng người.

Một trường hợp khác, khi ca F0 tăng nhanh, tôi đã nghĩ ngay đến chuyện số lượng F1 sẽ bội tăng, các cơ sở cách ly tập trung sẽ sớm quá tải. Lúc đó đang dự tại cuộc họp sơ kết Thành ủy, tôi đã soạn luôn một yêu cầu rất cụ thể, chỉ đạo triển khai xây dựng ngay phương án cách ly F1 tại nhà ở những nơi có điều kiện, gửi lên trang này và các đơn vị tiếp thu chuẩn bị ngay.

Có một chuyện khác cũng đáng nói, đó là lúc đầu khi số ca nhiễm còn ít, quy trình xác nhận F0 còn kéo dài. Đơn vị xét nghiệm khi có kết quả xét nghiệm dương tính, phải mang lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh kiểm tra lại, sau đó phải mang mẫu tức tốc chạy vào viện Pasteur Nha Trang khẳng định lại, sau đó phải báo cáo bộ Y tế rồi chờ Bộ công bố, thời gian kéo mất vài ngày, suy giảm cơ hội chống dịch. Thấy vậy, tôi yêu cầu thay đổi ngay, đó là ngay sau khi cơ sở xét nghiệm đầu tiên phát hiện ca nghi nhiễm, không cần chờ xác nhận hoặc công bố, tiến hành ngay khoanh vùng, truy vết, giãn cách...

Trong công tác điều hành, hằng ngày tôi yêu cầu một nhân viên CDC làm công tác tổng hợp báo cáo vượt cấp, ngay cho tôi số các ca nhiễm phát sinh khi có kết quả để chỉ đạo ngay, không chờ bản báo cáo của CDC hay của giám đốc sở y tế.

Hay khi xây dựng bệnh viện dã chiến, tôi họp với các ngành để làm sao triển khai nhanh, qua thảo luận, tôi thấy rõ là lúc này nếu làm theo cách bình thường (dùng ngân sách nhà nước) sẽ chậm mất, tôi liền gọi ngay xin hỗ trợ từ Tập đoàn Sun Group làm phần xây lắp trang bị và nhờ Tập đoàn EcoPark lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Tôi đã khảo sát năng lực của họ, tôi đề nghị họ triển khai di chuyển thiết bị ngay trong đêm, kết quả là chỉ 4 ngày chúng tôi đã có một bệnh viện dã chiến hoàn chỉnh 600 giường sớm ngay từ đầu đợt dịch.

Nguyên Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ: “Người dân sẽ làm chủ và quyết định trong trận chiến Covid-19”

Ông Huỳnh Đức Thơ thị sát tình hình, việc thực hiện quy trình kỹ thuật lấy mẫu cộng đồng sáng ngày 10/8/2020 tại Nhà văn hóa phường Bình Thuận (230 Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng),

PV: Nói về “tốc độ” và sự “quyết đoán” của người là đầu tàu trong cuộc chiến chống dịch, chúng tôi được biết một trong những quyết định có ý nghĩa lớn của ông thời bấy giờ là ông đã mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất áp dụng hình thức xét nghiệm mẫu gộp, lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam. Đến nay hình thức xét nghiệm này đã và đang áp dụng trên phạm vi cả nước, đã mang lại hiệu quả to lớn, góp phần đáng kể đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm truy vết và giảm nhiều lần chi phí xét nghiệm cho Đà Nẵng và cả nước. Xin ông nói thêm đôi điều về sáng kiến này.

Ông Huỳnh Đức Thơ: Trong quy trình chống dịch, chúng tôi luôn chỉ đạo toàn diện, sâu sát các khâu từ phát hiện, truy vết, xét nghiệm, giãn cách, điều trị, 5K...

Tuy vậy tôi khá trăn trở về năng lực xét nghiệm, một trong những chìa khóa để dập dịch thành công. Bởi lẽ, năng lực xét nghiệm lúc đó còn hạn chế, giá thành xét nghiệm còn cao, ngân sách chống dịch hạn chế, số ca nhiễm cộng đồng tăng nhanh. Phải làm sao đủ "lưới” để giăng thật rộng, không chỉ xét nghiệm nhanh các F1, F2 mà còn “quét” nhanh không những các khu vực có nguy cơ cao mà cả khu nguy cơ vừa hoặc quét xác suất khu nguy cơ thấp để truy vết hoặc thăm dò các ca nhiễm, làm sao cho nhanh nhất và rẻ nhất.

May cho lúc đó, ngay sáng 31/7/2020, anh Nguyễn Tri Vũ, bạn học lớp chuyên toán thời trường Trung học Hòa Vang của tôi (nay là Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương Mại tại Đà Nẵng), sau khi có cuộc trao đổi với các học sinh cũ của lớp, đã gửi cho tôi đường link đến một tài liệu nói về thuật toán gộp nhóm (phương pháp của nhà kinh tế học Robert Dorfman) để tôi nghiên cứu. Tôi mừng rỡ vì nhận ra ngay lợi ích to lớn của nó, tôi đã trao đổi với anh Vũ là tôi có thể chỉ đạo làm gộp nhóm 20-30 mẫu để tiến tới xét nghiệm nhanh toàn thành phố.

Ngay trưa hôm đó tôi gọi cho anh Thạnh (Bác sĩ Tôn Thất Thạnh - PV), giám đốc CDC Đà Nẵng đề nghị áp dụng phương pháp này. Nhưng anh Thạnh từ chối với lý do không có ý kiến Bộ Y tế và gộp mẫu sẽ có khả năng cho kết quả sai lệch. Tôi không nghi ngờ gì về tính tối ưu đã được toán học xác nhận, nhưng về phương diện chuyên môn, tôi tranh luận với anh Thạnh rằng sẽ không có sự sai lệch kết quả vì nếu ta gộp một số que lấy mẫu vào một lọ đựng dung dịch sẽ không làm giảm hoặc mất đi lượng virus vốn có nằm ở mỗi mẫu (nếu có) trong cùng một lọ dung dịch đó và kết quả xét nghiệm sẽ nhận ra. Tôi đề nghị anh cho áp dụng ngay vì tình hình sẽ rất căng. Lúc đó, thái độ của tôi khá gay gắt.

Tôi nhớ phải đến 2 hoặc 3 ngày sau anh Thạnh mới báo cáo để triển khai nhưng chỉ đề nghị gộp nhóm tối đa 5 mẫu. Tôi biết CDC thận trọng vì chuyên môn phải có sự đồng ý cấp trên nhưng với tình hình quá căng thẳng lúc đó, tôi đã chỉ trích nặng CDC là bảo thủ, chậm triển khai và chất vấn tại sao không gộp mẫu 10 hay 20 cho nhanh và lợi hơn nữa?

Cuối cùng hình thức xét nghiệm này cũng được thống nhất triển khai, nhưng giới hạn mẫu gộp tối đa là 5 mẫu.

Đến khi tôi thôi công tác, tại buổi gặp chia tay với vài anh em ngành y tế, tôi nói vui: “Mấy anh còn nợ tôi câu trả lời tại sao không gộp nhóm 20 cho lợi hơn”. Sau đó, đợt dịch tiếp theo thì thành phố đã triển khai gộp nhiều mẫu cùng lúc hơn để tăng tốc xét nghiệm.

Bây giờ nhìn lại, tôi thấy lúc đó là một sáng kiến lớn, áp dụng táo bạo, trong nước chưa ai làm, chưa được phép, chưa có hướng dẫn mà CDC và ngành y tế chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo TP Đà Nẵng, triển khai trong vòng 2-3 ngày là rất nhanh, rất đáng biểu dương. Tôi được biết là Thủ tướng Chính phủ cũng đã khen thưởng CDC và đặc biệt, kết quả này đã được nhiều cơ quan tổng hợp rồi đăng tải và công bố trên tạp chí nổi tiếng thế giưới về y khoa - The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene vào tháng 1/2021.

PV: Hình như chuyên môn của ông không không có liên quan y tế, ông có tính đến rủi ro khi đưa ra quyết định xét nghiệm gộp này?

Ông Huỳnh Đức Thơ: Dù quyết liệt yêu cầu áp dụng nhưng tôi vẫn thảo luận và được sự đồng thuận của các cơ quan chuyên môn. Trước đó, tôi đã chủ động xuống tận các hiện trường để xem quy trình thực tế lấy mẫu, vào tận các phòng xét nghiệm của CDC để tìm hiểu quy trình vận hành và máy móc xét nghiệm, từ đó tôi hình dung ra các biện pháp lấy mẫu và xét nghiệm hàng loạt, số lượng lớn.

Những ngày đầu xét nghiệm hình thức này, tôi rất lo lắng và theo dõi sát sao các kết quả. Tôi tự trấn an rằng, nếu quá trình triển khai phát hiện bất cập thì mình vẫn còn kịp điều chỉnh hay dừng ngay. Sau đó tôi không nhận được báo cáo nào về sự sai lệch các kết quả. Chúng tôi yên tâm và chỉ đạo đẩy nhanh, mở rộng xét nghiệm gộp đến nhiều khu vực.

Tôi nhấn mạnh khẩu hiệu: “Xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm” tại các cuộc họp để thúc đẩy sự tập trung đẩy mạnh xét nghiệm lúc này. Tôi chỉ đạo xét nghiệm tất cả những ai có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, các khu dân cư có ca nhiễm, toàn bộ các chợ truyền thống, cả người bán lẫn người mua, các công nhân của một số nhà máy lớn, toàn bộ học sinh và đội ngũ phục vụ liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp trung học (để phục vụ kỳ thi tập trung). Nhờ đó chủ động phát hiện sớm các F0 trong cộng đồng, nhanh chóng kiểm soát và giảm nhanh số ca nhiễm ngay trong nửa tháng đầu tiên áp dụng Chỉ thị 16.

Tuy vậy, chúng tôi không chủ quan, vẫn siết chặt các biện pháp giãn cách, đẩy mạnh xét nghiệm khu vực rộng hơn tới gần như tất cả các hộ dân (thông qua chọn mẫu đại diện hộ gia đình).

Từ 28 đến 30/8/2020 ( khoảng 33 ngày kể từ khi phát hiện ca đầu tiên tại bệnh việc C), các báo cáo xét nghiệm quy mô lớn luôn cho kết quả không phát hiện ca nhiễm, chúng tôi vui mừng tuyên bố khống chế được dịch.

Câu chuyện tôi nêu ra đây còn gợi ý thêm một điều: Có thể có nhiều người biết bài toán lợi ích này nhưng họ không muốn hoặc không dám làm. Người không dám làm có thể họ ngại rủi ro và trách nhiệm hoặc không đủ sự tự tin và thuyết phục. Tôi nghĩ trong hoàn cảnh như đại dịch, chúng ta càng phải dám nghĩ dám làm, đừng quá lo lắng cho bản thân mà làm suy giảm hành động và sự quyết đoán.

PV: Hiện nay cả hệ thống đang quyết liệt vào cuộc chống dịch, tuy nhiên số ca nhiễm ở TP HCM, Bình Dương, các tỉnh phía Nam đang rất lớn và chưa có dấu hiệu dừng, ai cũng lo lắng. Theo ông, điều gì là cấp bách nhất lúc này?

Ông Huỳnh Đức Thơ: Hiện nay, số ca nhiễm theo báo cáo đã đến chục ngàn, chủ yếu tại TP HCM, Bình Dương, nơi dịch trải qua rất nhiều chu kỳ lây lan. Thực tế sẽ còn nhiều ca nhiễm hơn nữa nhưng chúng ta chưa phát hiện được. Điều đó đẩy chúng ta vào tình thế phải kéo dài hơn, hao tổn hơn và khó khăn gấp bội để có thể kết thúc đợt dịch. Cả hệ thống đang vật lộn đến kiệt sức trên tất cả các chiến tuyến chống dịch. Cả nước đang dồn nguồn lực cho các trọng điểm dịch, rồi đẩy mạnh chiến lược vắc xin, chiến lược điều trị… Nhiều hoạt động của xã hội và người dân bị đảo lộn hoặc đình trệ do giãn cách. Thật khó để nói rằng cái gì là cấp bách nhất lúc này. Tuy vậy, lúc này tôi đang nghĩ đến hai điều.

Trước hết, đó là người dân. Người dân sẽ làm chủ và quyết định trong trận chiến Covid-19 này. Tôi hiểu họ đã chịu đựng quá nhiều nhưng họ phải tiếp tục vượt qua một lần nữa. Mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi con hẻm, mỗi tổ dân phố phải thực sự là pháo đài ngăn chặn virus bằng cách phải thực hành nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch, thực hiện triệt để giãn cách, cách ly xã hội.

Chúng ta biết virus không tự vào nhà gây bệnh cho mình, nó sẽ biến mất nếu nó không được tạo cơ hội lây lan. Tôi thấy nhiều nơi rào chắn các tuyến phố lớn, các chốt lập ra dày đặc để soát giấy đi đường nhưng trong các khu phố, kiệt hẽm có nơi người dân vẫn tiếp xúc nhau, một bộ phận người dân vẫn đối phó để được ra đường lúc không thật sự cần thiết…, làm như vậy chúng ta vô tình bắc cầu cho dịch sống sót. Thời điểm mà người dân bắt đầu thực hiện nghiêm 5K, thực hiện tốt người, nhà cách ly nhau ở khu có dịch nào đó thì thời điểm đó sẽ lập tức ngăn chặn các ca nhiễm tăng thêm ở khu vực đó. Nhờ đó, chúng ta sẽ thuận lợi hơn để truy tìm các F0, cắt nguồn lây, tách khỏi cộng đồng để điều trị. Nhờ đó, các chu kỳ tiếp theo số F0 sẽ nhờ đó giảm xuống nhanh chóng, hệ thống chúng ta sẽ giảm tải, đẩy lùi được dịch. Phải làm đồng bộ ở tất cả các khu vực, các địa phương để không xảy ra tình trạng lây chéo. Điều này ai cũng hiểu nhưng thực tế nhiều nơi người dân và chính quyền chưa làm tốt điều rất căn bản này trong lúc nguy cấp nhất.

Còn về phía chính quyền và bộ máy chống dịch ở các địa phương, trong bối cảnh này họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đương đầu. Họ chỉ có một đến vài chu kỳ tận dụng giãn cách xã hội để làm phẳng, kéo giảm tiến đến làm sạch số ca nhiễm. Mà để làm được điều đó, họ có quá nhiều việc cần phải làm, mà phải làm tốt hơn, thực chất, hiệu quả và sáng tạo hơn, với quyết tâm, tốc độ, cường độ gấp nhiều lần so với trước đây mới mong có được kết quả như mong đợi.

PV: Xin cám ơn ông đã chia sẻ!

Sông Hàn (thực hiện)

“Siêu thị mini 0 đồng“Siêu thị mini 0 đồng" - Ấm lòng người lao động hoàn cảnh khó khăn
Mỹ: Khuyến cáo người dân vẫn nên đeo khẩu trang dù đã tiêm chủngMỹ: Khuyến cáo người dân vẫn nên đeo khẩu trang dù đã tiêm chủng
Hà Nội: Viettel Post lên tiếng về số lượng nhân viên bị mắc Covid-19Hà Nội: Viettel Post lên tiếng về số lượng nhân viên bị mắc Covid-19
Chuyên gia nhận định về Chuyên gia nhận định về "làn sóng Covid-19 cuối cùng" ở Mỹ
Thủ tướng chỉ đạo về việc cấp phép và sử dụng vắc xin NanocovaxThủ tướng chỉ đạo về việc cấp phép và sử dụng vắc xin Nanocovax
Phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công chiến lược vắc xinPhải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công chiến lược vắc xin
Petrovietnam: Quản trị hiệu quả, vượt mọi khó khăn, đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳPetrovietnam: Quản trị hiệu quả, vượt mọi khó khăn, đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ
Biến chủng Delta Plus đã lan tới gần 30 nướcBiến chủng Delta Plus đã lan tới gần 30 nước
Thủ tướng yêu cầu thực hiện quyết liệt hơn, hiệu quả hơn các biện pháp phòng, chống dịchThủ tướng yêu cầu thực hiện quyết liệt hơn, hiệu quả hơn các biện pháp phòng, chống dịch
Thủ tướng đề nghị Nga tiếp tục ưu tiên, đẩy nhanh thực hiện các hợp đồng cung cấp vắc xin Covid-19Thủ tướng đề nghị Nga tiếp tục ưu tiên, đẩy nhanh thực hiện các hợp đồng cung cấp vắc xin Covid-19
Thủ tướng: Thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”Thủ tướng: Thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”
Dứt khoát không để khủng hoảng y tế, không để khủng hoảng kinh tế - xã hộiDứt khoát không để khủng hoảng y tế, không để khủng hoảng kinh tế - xã hội