Nguy cơ trì trệ kinh tế của các quốc gia xuất khẩu dầu
Một cơ sở dầu khí ở châu Phi. Ảnh AFP |
Nếu không có những biện pháp đa dạng hóa nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các quốc gia này có nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực.
Đây là một trong những kết luận từ báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về triển vọng kinh tế ở châu Phi hạ Sahara, được công bố hôm thứ Sáu (25/10). Báo cáo nhấn mạnh rằng các quốc gia này dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 2,8% vào năm 2024, thấp hơn mức trung bình của khu vực là 3,6%.
"Các quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên tiếp tục tăng trưởng chậm hơn khoảng một nửa so với phần còn lại của khu vực, trong đó các nước xuất khẩu dầu là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất," báo cáo nhấn mạnh và giải thích nguyên nhân của xu hướng này.
Báo cáo đề cập đến tình trạng thiếu điện, “các điều kiện tài chính trong nước và quốc tế thắt chặt,” cùng với “các tác động ngắn hạn của các điều chỉnh kinh tế vĩ mô”, xung đột, và các yếu tố khác gây áp lực lên nền kinh tế.
Những quốc gia đang đối mặt với rủi ro
Trong bối cảnh này, một quốc gia như Nigeria, nhà sản xuất dầu thô lớn nhất châu Phi, sẽ chứng kiến nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2,9% vào năm 2024 và 3,2% vào năm 2025. Điều này là do sản lượng giảm do thiếu đầu tư vào dầu mỏ và tình hình bất ổn ở đồng bằng sông Niger.
Theo IMF, nhiều quốc gia sản xuất dầu mỏ khác ở châu Phi cũng đối diện với nguy cơ tăng trưởng chậm tương tự. Ví dụ như Angola (2,4%), Cộng hòa Congo (2,8%), Gabon (3,1%), Ghana (3,1%) và thậm chí cả Nam Sudan, nền kinh tế của nước này dự kiến sẽ co lại 26,4% vào năm 2024.
Không thể trì hoãn hành động
Theo báo cáo của IMF, các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả các nước xuất khẩu dầu, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện một "bài toán cân bằng" để duy trì tăng trưởng. IMF thừa nhận rằng đây là một thách thức lớn, đòi hỏi phải cân nhắc giữa mong muốn giảm lãi suất suất cơ bản, các biện pháp giảm thiểu rủi ro nợ và chấp nhận việc điều chỉnh tỷ giá để “tăng cường khả năng cạnh tranh” của nền kinh tế.
Trong mọi trường hợp, IMF cho rằng "hầu hết các quốc gia ở châu Phi hạ Sahara vẫn cần phải giảm thiểu sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô, và việc trì hoãn chỉ làm trầm trọng thêm những rủi ro hiện có."
Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế châu Phi 2024", Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) cũng đưa ra quan điểm tương tự. Theo AfDB, các quốc gia châu Phi cần "tăng tốc triển khai các cơ chế để giảm thiểu tác động của các cú sốc nguồn cung, chẳng hạn như đa dạng hóa nền kinh tế hơn và cải thiện cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng năng suất trong ngành nông nghiệp và “ngành sản xuất”.
Xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê-út giảm xuống mức thấp nhất trong 11 tháng |
Cơ hội đặc biệt cho thị trường khi Libya nối lại xuất khẩu dầu mỏ |
Iran lần đầu tiên xuất khẩu dầu thô không đi qua vịnh Ba Tư |
H.Phan
AFP
-
Chứng minh việc thắt chặt lệnh trừng phạt dầu mỏ của Nga sẽ đe dọa nền kinh tế toàn cầu
-
Công ty con của Lukoil tìm cách khôi phục hoạt động tại Mỹ
-
Nguy cơ trì trệ kinh tế của các quốc gia xuất khẩu dầu
-
Khi dầu thô cạn kiệt, các Big Oil buộc phải vay để trả cổ tức
-
Petronas có kế hoạch mở rộng đáng kể ở Indonesia