Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khi dầu thô cạn kiệt, các Big Oil buộc phải vay để trả cổ tức

08:36 | 30/10/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giá dầu thô và lợi nhuận từ hoạt động lọc dầu yếu đi có khả năng đang buộc bốn trong năm tập đoàn dầu khí hàng đầu phải vay tiền để chi trả 15 tỷ USD cho việc mua lại cổ phiếu trong quý gần nhất, làm dấy lên nghi ngờ về tính bền vững của các khoản chi trả này trong dài hạn.
Khi dầu thô cạn kiệt, các Big Oil buộc phải vay để trả cổ tức
Exxon có tỷ lệ nợ trên vốn 15%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu trung hạn là 20% đến 25%. Ảnh AP

Exxon Mobil Corp., Chevron Corp., Shell Plc, TotalEnergies SE và BP Plc dự kiến sẽ báo cáo thu nhập giảm 12% so với quý trước, xuống còn tổng cộng 24,4 tỷ USD trong tuần này, theo ước tính của các nhà phân tích tại Bloomberg. Điều này sẽ khiến tất cả các công ty, ngoại trừ Shell, không thể chi trả cổ tức và mua lại cổ phiếu từ dòng tiền tự do, dự kiến sẽ giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc mua lại cổ phiếu đã trở thành nền tảng trong chiến lược của các Big Oil khi giá hàng hóa tăng mạnh sau đại dịch Covid-19, đem lại lợi nhuận kỷ lục và thu hút các nhà đầu tư đang đặt cược vào việc chuyển dịch năng lượng nhanh chóng. Nhưng với dòng tiền đang suy giảm, các cam kết hoàn trả cho cổ đông hiện đang gặp áp lực. Giá dầu thô đã giảm hơn 20% so với mức cao nhất trong năm nay ngay cả khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Lợi nhuận quý III sẽ chỉ bằng một nửa so với mức cao kỷ lục vào năm 2022 và là mức thấp nhất kể từ năm 2021.

“Triển vọng giá dầu trở nên u ám hơn khi nhìn về phía trước”, Noah Barrett, nhà phân tích nghiên cứu năng lượng hàng đầu tại Janus Henderson có trụ sở tại Denver, nơi quản lý khoảng 361 tỷ USD, cho biết. “Họ có khả năng sẽ phải dựa vào bảng cân đối kế toán nếu muốn duy trì tốc độ mua lại cổ phiếu hiện tại”, ông nói.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, Exxon và Chevron có tỷ lệ nợ trên vốn dưới 15%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu trung hạn là 20% đến 25%. Điều này tạo ra không gian vay mượn rộng rãi để họ có thể tài trợ cho các chương trình mua lại cổ phiếu.

Các tập đoàn dầu khí châu Âu có mức nợ cao hơn, hạn chế khả năng điều chỉnh. Đầu tháng này, BP đã cảnh báo về mức nợ ròng gia tăng, bất chấp đã có tỷ lệ đòn bẩy cao nhất trong số các đối thủ cùng ngành. Cổ phiếu của Big Oil này có hiệu suất kém nhất trong năm nay, giảm 15% so với mức giảm gần 7% của giá dầu thô.

Việc vay nợ để mua lại cổ phiếu không phải là điều hiếm gặp trong ngành dầu mỏ. Điều đó có thể thúc đẩy lợi nhuận cổ phiếu khi định giá cổ phiếu thấp, tránh tình trạng mua lại theo chu kỳ chỉ khi giá cổ phiếu cao. Nhưng triển vọng ảm đạm về giá dầu vào năm tới đồng nghĩa với việc thiếu hụt tiền mặt có khả năng tiếp diễn trong dài hạn.

OPEC gần đây đã cắt giảm dự báo nhu cầu dầu toàn cầu lần thứ ba trong nhiều tháng, một phần là do sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc. Bất chấp triển vọng xấu đi, tổ chức này có kế hoạch bắt đầu tăng nguồn cung thêm 2,2 triệu thùng/ngày theo các đợt tăng hàng tháng bắt đầu từ tháng 12. Trong khi đó, tăng trưởng sản lượng ngoài OPEC vẫn mạnh, đặc biệt là ở châu Mỹ. Ông Barrett cho biết, Mỹ, Guyana, Canada và Brazil dự kiến sẽ tăng thêm gần 1 triệu thùng/ngày vào năm 2025.

Kim Fustier, Giám đốc nghiên cứu cổ phiếu dầu khí châu Âu tại HSBC Plc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Vay nợ để tài trợ cho việc mua lại cổ phiếu có thể là một cách sử dụng tiền mặt hiệu quả khi các công ty có bảng cân đối tài chính khá mạnh. Nhưng, câu hỏi đặt ra là: Nó sẽ kéo dài trong bao lâu?”

Lọc dầu, hoạt động thường giúp duy trì thu nhập ổn định khi giá dầu giảm, cũng đang chịu áp lực. Exxon, TotalEnergies, BP và Shell đều đã cảnh báo về sự suy giảm biên lợi nhuận trong các hoạt động lọc dầu toàn cầu trong quý III, khi nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch giảm và nguồn cung tăng lên.

Các nhà phân tích tại Bank of America Corp. đã viết trong một báo cáo vào tháng này rằng, “thời kỳ hoàng kim của lọc dầu” sắp kết thúc khi biên lợi nhuận đã “giảm dần đều” kể từ mức cao kỷ lục vào năm 2022. Điều tồi tệ nhất có thể vẫn chưa đến. BofA cho biết, công suất lọc dầu toàn cầu sẽ tăng 730.000 thùng/ngày vào năm 2025 và 660.000 thùng/ngày vào năm 2026 khi hoạt động mở rộng ở Mexico, Trung Đông và Trung Quốc bù đắp cho việc đóng cửa tại Mỹ và châu Âu.

Exxon là công ty có thành tích tốt nhất trong số các công ty lớn trong năm nay, tăng 20% ​​trong khi vốn hóa thị trường tăng thêm 130 tỷ USD. Con số này lớn hơn tổng giá trị của BP. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi để xem liệu công ty có thể duy trì được mức tăng trưởng sản lượng mạnh mẽ ở Guyana, nơi họ kiểm soát một mỏ dầu có trữ lượng 11 tỷ thùng và ở lưu vực Permian của Mỹ, nơi công ty gần đây đã mở rộng với thương vụ mua lại Pioneer Natural Resources Co. trị giá 60 tỷ USD. Cả hai dự án đều cung cấp dầu thô với giá dưới 35 USD/thùng.

Cổ phiếu của Chevron kém cạnh tranh hơn so với đối thủ tại Mỹ trong năm nay sau khi thỏa thuận mua Hess Corp. trị giá 53 tỷ USD bị đình trệ, do tranh chấp ở tòa trọng tài với Exxon. Tổng Giám đốc điều hành Mike Wirth sẽ rất muốn chứng minh rằng, dự án Tengiz bị chậm trễ và vượt ngân sách tại Kazakhstan đang đi đúng hướng để hoàn thành vào năm tới và cung cấp thông tin cập nhật về hoạt động khí đốt của Israel, nơi bị trì hoãn khai thác, do xung đột đang diễn ra với Iran và các đồng minh của nước này.

Theo chuyên gia Fustier của HSBC, các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi “sự bình thường hóa liên tục” trong thu nhập giao dịch. Bà cho biết, điều này có thể trở thành “chướng ngại lớn” đối với BP ​​và Shell, vốn trước đây đã thu được lợi nhuận lớn từ hoạt động kinh doanh này.

Các Big Oil chịu áp lực về tính minh bạchCác Big Oil chịu áp lực về tính minh bạch
Big Oil bất ngờ ủng hộ Đạo Luật của Tổng thống BidenBig Oil bất ngờ ủng hộ Đạo Luật của Tổng thống Biden
Big Oil chuẩn bị đấu thầu vòng cấp phép dầu khí mới của AlgeriaBig Oil chuẩn bị đấu thầu vòng cấp phép dầu khí mới của Algeria
Các Big Oil tăng tốc thăm dò dầu thô ở NamibiaCác Big Oil tăng tốc thăm dò dầu thô ở Namibia

Nh.Thạch

AFP