Nguy cơ thiếu gần 2.000MW công suất nguồn điện trong năm 2024
EVN áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm điện tại Tòa nhà EVN |
Thông tin được ông Trần Viết Nguyên – Phó Ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chia sẻ tại Hội nghị “Tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng”.
Cụ thể, về tình hình cung ứng điện 7 tháng đầu năm 2023, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 160,58 tỷ kWh, tăng 1,8% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, 3 tháng đầu năm, cung ứng điện được đảm bảo khi phụ tải thấp hơn so với cùng kỳ 2022. Tuy nhiên, từ tháng 4/2023, phụ tải điện bắt đầu tăng cao, đạt kỷ lục vào ngày 19/5 với công suất đỉnh được ghi nhận là 918,5 triệu kWh, tăng 12,34% so với cùng kỳ, công suất tiêu thụ cực đại đạt 43.300MW, tăng 9,12% so với cùng kỳ.
Tình hình cung ứng điện chịu áp lực lớn trước diễn biến tiêu cực của thời tiết, đặc biệt vào cuối tháng 5 và đầu tháng. Lượng nước về các hồ giảm thấp đột ngột do hiện tượng El Nino, dẫn tới tình trạng thiếu nước ở hầu hết các hồ thủy điện ở miền Bắc. Trong khi đó, nhiều nguồn điện than bị sự cố, chậm được khắc phục, một số nhà máy điện than xảy ra tình trạng thiếu than.
Với diễn biến như trên, theo ông Nguyên, hệ thống điện miền Bắc đã xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung và phải thực hiện tiết giảm phụ tải các địa phương khu vực miền Bắc để đảm bảo an toàn hệ thống điện.
Hệ thống điện miền Nam cũng xảy ra tình trạng thiệu hụt công suất đỉnh tại một số giờ cao điểm, hệ thống phải huy động các nguồn nhiệt điện chạy dầu để đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh.
5 tháng còn lại của năm 2023, tăng trưởng phụ tải dự kiến 9,9% so với cùng kỳ 2023, lũy kế cả năm 2023 dự kiến 5,3% so với cả năm 2023. Theo tính toán của EVN, với công suất lắp đặt của hệ thống, cung ứng điện những tháng còn lại của năm 2023 cơ bản sẽ được đảm bảo.
Tuy nhiên, bước sang năm 2024, 2025, tình hình cung ứng điện sẽ phải đối diện với nguy cơ thiếu hụt lớn. Phụ tải sẽ tiếp tục tăng cao, dự báo bình quân 9%, tuong ứng công suất tăng 4.000-4.500MW/năm, trong khi đó, nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2024 là 1.950MW và năm 2025 là 3.770MW. Đáng lưu ý, nguồn điện mới đưa vào vận hành chủ yếu tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và miền Trung.
Nguy cơ thiếu điện như vậy là hiện hữu, đặc biệt là miền Bắc khi công suất dự phòng hệ thống điện miền Bắc thấp, nhu cầu điện lại tăng cao, khoảng 10%/năm. Nguy cơ này càng gia tăng hơn vào một số thời điểm nắng nóng tháng 6, 7/2024. Theo tính toán của EVN, thời điểm nắng nóng 2024 hệ thống điện miền Bắc có thể thiếu từ 420MW-1.770MW.
Từ những dự báo trên, tại Hội nghị, ông Trần Viết Nguyên kêu gọi các nhóm đối tượng khách hàng tiếp tục chung tay, đồng hành cùng ngành Điện triệt để áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện. Theo ông Nguyên, với riêng nhóm khách hàng công nghiệp, nếu áp dụng triệt để việc thực hành tiết kiệm điện có thể tiết kiệm được một sản lượng điện tương đương với công suất nguồn điện 1.200MW.
Với riêng ngành Điện, ông Nguyên cũng cho biết, Tập đoàn và các đơn vị thành viên sẽ tiếp tục triệt để áp dụng các biện pháp từ truyền thông, công nghệ… để gia tăng hiệu quả thực hành tiết kiệm điện trong toàn EVN.
Hải Anh
-
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Giá điện khí LNG cần phải theo cơ chế thị trường
-
Đóng điện máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Thủy Nguyên: Tăng cường đảm bảo điện cho TP Hải Phòng
-
Bản tin Năng lượng xanh: Sự trở lại của Tổng thống Trump có thể làm chậm lại chứ không ngăn sự bùng nổ năng lượng sạch của Mỹ
-
Tháng 10: EVN cung ứng đủ điện và khẩn trương khắc phục hậu quả bão Trà Mi
-
Từng bước tiến tới tự chủ công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam