Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Gặp PGS-TS Nguyễn Đức Lộc:

Người trăn trở với bảo tồn ký ức đời sống xã hội

07:00 | 05/08/2018

889 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Có dịp gặp PGS-TS Nguyễn Đức Lộc tại văn phòng Socialife và nghe anh kể về quá trình thai nghén, hình thành cũng như giữ lửa “Bảo tàng ký ức đời sống xã hội” trong suốt 13 năm qua.  

Cách đây khoảng 13 năm, PGS-TS Nguyễn Đức Lộc cùng vài em sinh viên làm dự án bảo tàng ký ức xã hội tại hội quán sinh viên số 33 Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP HCM). Anh Lộc cùng anh Trần Văn Bình là hai người đầu tiên lập nên .

Thời điểm đó đa số anh em học khoa học xã hội và có mong muốn làm một trang web lưu trữ những câu chuyện kể đời người nhưng về kỹ thuật thì không mấy rành công nghệ thông tin. Nhưng làm được một thời gian, học trò ra trường, tứ tán, website với các tính năng lưu trữ nhắc lại kỷ niệm cá nhân không bằng gã khổng lồ Facebook, chưa kể còn bị hacker đánh sập liên tục.

“Rồi thời gian cứ trôi, với niềm đam mê, đôi khi chỉ có một mình, hết lớp học trò này đến lớp học trò khác. Đến nay đã hơn một thập kỷ, nhưng công trình nghiên cứu bảo tồn ký ức đời sống xã hội ra đời và còn tiếp nối những câu chuyện khác vì giờ tỏ tường cách làm, biết mình muốn gì và làm gì? Chứ trước đây chỉ có đam mê có lẽ chưa đủ” – PGS-TS Nguyễn Đức Lộc chia sẻ.

gap pgs ts nguyen duc loc nguoi tran tro voi bao ton ky uc doi song xa hoi
PGS-TS Nguyễn Đức Lộc (người đứng đầu hàng thứ hai) cùng nhóm nghiên cứu thực hiện dự án hỗ trợ thanh niên công nhân ở Lái Thiêu - Thuận An - Bình Dương

Nói về ý tưởng lập dự án Bảo tàng ký ức xã hội, PGS-TS Nguyễn Đức Lộc nhớ ý tưởng này xuất hiện từ sau khi anh đọc cuốn “Việt Nam xứ sở của ký ức” (tên bản in tiếng Anh: The country of memory, của tác giả Huệ - Tâm Hồ Tài). Cuốn sách nói rất nhiều về hoàn cảnh lịch sử ở Việt Nam, một phần trong đó mang tính chuyên ngành dân tộc học mà anh đang giảng dạy. Và thời điểm đó, câu hỏi bật ra trong tâm trí anh sau khi bỏ cuốn sách xuống là vì sao lịch sử Việt Nam được nhiều người thừa nhận quá hay, nhưng trên thực tế lớp trẻ lại không thích học sử?

Vừa qua, khi kỳ thi THPT quốc gia 2018 có đến 80% học sinh có điểm sử dưới trung bình càng làm cho bao người có tâm huyết với sử học nước nhà trăn trở. Phải chăng cách dạy sử của ta từ lâu đã không còn phù hợp để học sinh ngày càng rời xa sử học, chán sử học và chỉ học để đối phó trong các kỳ thi.

“Vợ tôi là giáo viên dạy Lịch sử, lúc còn dạy ở trường phổ thông chuyên Hùng Vương - Bình Dương, có lần tôi trao đổi hãy thử thay đổi phương pháp dạy sử, biết đâu học trò sẽ thích học sử hơn. Nhân đến tiết dạy về cuộc “Chiến tranh đặc biệt” thời chống Mỹ, thay vì những bài giảng khô khan với quá nhiều tư liệu và con số, giáo viên sẽ chỉ các em cách phỏng vấn theo phương pháp (oral history). Giáo viên yêu cầu học sinh về phỏng vấn ông bà, cha mẹ về cuộc chiến tranh đặc biệt ở Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) và thật bất ngờ đa số học sinh rất thích. Qua đó thấy rằng, không hẳn tất cả học trò đều không thích sử mà còn vì cách dạy sử của ta quá khô khan chăng?”, PGS-TS Nguyễn Đức Lộc nói về cách dạy sử.

Mong muốn làm dòng sử học bình dân

Nói về nhân vật trong cuốn sách mới mà Social Life thực hiện “Nguyễn Ngọc Anh - SMC hành trình 30 năm", PGS-TS Nguyễn Đức Lộc cho rằng may mắn là một trong những độc giả đầu tiên đọc cuốn hồi ký ông Nguyễn Ngọc Anh. Những câu chuyện trong đó tưởng chừng bé nhỏ nhưng ý nghĩa và bài học để lại vô cùng lớn. Sức hấp dẫn của cuốn sách không nằm ở ánh hào quang của cá nhân người đứng đầu doanh nghiệp, mà là những trải nghiệm của người trong cuộc. Tốt có, xấu có. Nhưng quan trọng hơn là nỗ lực và kinh nghiệm của một doanh nghiệp xuất phát từ một cửa hàng vật liệu xây nhỏ, nhỏ đến mức phải làm thêm bằng các dịch vụ như cho thuê thiết bị phục vụ đám cưới, đến một trong những doanh nghiệp ngành thép to lớn và có uy tín nhất ở Việt Nam.

gap pgs ts nguyen duc loc nguoi tran tro voi bao ton ky uc doi song xa hoi
Nhóm nghiên cứu tư vấn thông tin về dịch vụ xã hội trên Ican

Những câu chuyện đan xen trong bối cảnh xã hội cho chúng ta cảm giác đang xem lại một bộ phim tài liệu quay chậm, mà đạo diễn đã khéo léo lồng vào đó cuộc đời của mỗi cá nhân, đại diện cho một xã hội rộng lớn hơn. Những câu chuyện đã trở thành huyền thoại thời bao cấp, với sự kiện chấn động một thời như vụ nước hoa Thanh Hương được tác giả kể lại và lý giải cho các hoạt động của SMC thời bấy giờ. Qua đó, giúp chúng ta hiểu rõ hoạt động của các doanh nghiệp Việt từ buổi sơ khai của nền kinh tế thị trường sau thời bao cấp.

Theo PGS-TS Nguyễn Đức Lộc, cuốn sách là một bài học kinh nghiệm cho những ai muốn bước đi trên hành trình khởi nghiệp đầy gian khó nhưng cũng nhiều thú vị. Nơi luôn có những mảnh đất màu mỡ đón chờ dấu chân người tiên phong, nhưng cũng không thiếu thử thách gian khó. Thành công hay thất bại, tất cả phụ thuộc vào bản lĩnh của người hội đủ các phẩm chất “Tâm - Tầm - Trí - Tài”.

gap pgs ts nguyen duc loc nguoi tran tro voi bao ton ky uc doi song xa hoi
Nhóm nghiên cứu thu thập thông tin nữ công nhân ở Bình Chuẩn - Thuận An - Bình Dương

“Nói như nhân vật mình đang thực hiện “đến cái tuổi này, mình biết nên làm gì và chỉ làm những việc mình thích”. Mỗi người đều có một sứ vụ trong cuộc đời, và dù đi qua bao thăng trầm của cuộc đời cũng quay về với sứ vụ được trao ban. Giờ đây, mong muốn lớn nhất là tiếp tục sứ vụ làm dòng sử học bình dân. Còn nhiều lắm những câu chuyện kể hay, hấp dẫn, độc đáo, những nhân chứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc chưa được kể hết. Nếu có điều kiện để các nhân chứng kể ra câu chuyện của họ một cách chân thực nhất, chắc chắn rằng, dòng sử học bình dân của nước nhà sẽ rất hay và rất thú vị, bên dòng chảy của dòng sử học chính thống”, PGS-TS Nguyễn Đức Lộc tâm huyết nói về mong muốn làm dòng sử học bình dân.

Chương trình nghiên cứu bảo tàng ký ức xã hội là dự án nghiên cứu những câu chuyện cuộc đời mà từng cá nhân kể lại cuộc đời gắn với các giai đoạn lịch sử của đất nước. Dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích người đương thời chia sẻ câu chuyện cuộc đời như là một dòng sử học bình dân góp chung vào dòng chảy lịch sử của dân tộc. Bởi ai cũng có câu chuyện để kể và có khả năng lý giải về những điều mà mình đã trải qua. Câu chuyện mỗi người không hẳn là trang sử toàn vẹn của xã hội nhưng có thể là một mảnh ghép, một tiếng nói đơn thanh góp chung vào bức tranh đa thanh của đời sống xã hội.

PGS-TS Nguyễn Đức Lộc

Nỗi buồn Sử học
Lý do khiến 83% thí sinh có điểm môn Lịch sử dưới trung bình
Trưng bày tư liệu quý “Thư, Nhật ký thời chiến”

Thiên Thanh