Nga và châu Âu tìm giải pháp cho vấn đề trung chuyển khí đốt qua Ukraine
"Nga sẵn sàng tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine và giao cho người tiêu dùng châu Âu. Chúng tôi sẵn sàng gia hạn hợp đồng với các điều kiện hiện có", Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói với Reuters sau cuộc họp với Ủy viên Năng lượng châu Âu, Maros Sefcovic.
"Chúng tôi nghĩ không cần một kế hoạch B (...) bởi vì chúng tôi luôn tìm thấy các giải pháp mang tính xây dựng tốt", ông Sefcovic nói.
Thỏa thuận quá cảnh giữa Nga và Ukraine chấm dứt vào cuối năm 2019 và với quan hệ căng thẳng hiện tại, hai quốc gia này không thể đi đến một thỏa thuận cho tương lai.
Vào cuối năm 2019, hai đường ống dẫn khí – Dòng chảy phương Bắc 2 và Dòng chảy Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ - bỏ qua lãnh thổ Ukraine dự kiến sẽ đi vào hoạt động. Điều này sẽ tước đi một lượng tài chính đáng kể với Ukraine.
Hoa Kỳ rất phản đối dự án Nord Stream 2, đe dọa dự án này bằng các biện pháp trừng phạt. Quan điểm này được ủng hộ mạnh mẽ bởi tân Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người đã yêu cầu vào cuối tháng 5/2019 Washington đưa ra các lệnh trừng phạt kinh tế mới của đối với Nga.
Moscow hy vọng rằng "chính quyền mới của Ukraine sẽ có một cách tiếp cận thực tế đối với việc tiếp tục vận chuyển qua lãnh thổ của họ sau năm 2019", ông Novak nói hôm 13/6, và mô tả lệnh trừng phạt "đơn phương" của Mỹ là "không thể chấp nhận được".
"Cuộc đàm phán chỉ có thể thành công nếu chúng ta chân thành, muốn tìm kiếm sự thỏa hiệp", ông nói thêm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nga nói rằng các cuộc đàm phán ba bên (Nga-EU-Ukraine) sẽ không diễn ra trước giữa tháng 9/2019, sau cuộc bầu cử quốc hội Ukraine.
Giám đốc điều hành của công ty khí đốt Ukraine Naftogaz Yuriy Vitrenko ngay lập tức phản ứng trên Facebook trước những phát biểu của ông Novak, cáo buộc Moscow trì hoãn các cuộc đàm phán.
Cho rằng hợp đồng quá cảnh hiện tại không chỉ mang lại lợi ích cho Kiev, ông Vitrenko cảnh báo EU nên chuẩn bị các giải pháp khi không có thỏa thuận quá cảnh mới từ năm sau.
Sau một loạt các "cuộc chiến khí đốt" giữa Nga và Ukraine gây ra sự gián đoạn nguồn cung từ Nga sang châu Âu trong những năm 2000, khối lượng quá cảnh qua Ukraine đã giảm đáng kể sau khi đường ống Nord Stream 1, kết nối Nga với Đức thông qua biển Baltic khánh thành vào năm 2011.
Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần khẳng định sẵn sàng tiếp tục xuất khẩu khí đốt qua ngả Ukraine ngay cả sau khi đưa vào sử dụng các đường ống dẫn khí mới.
Naftogaz không tin Nga sẽ tiếp tục trung chuyển khí đốt qua Ukraine |
Nh.Thạch
AFP
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường