Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nên chấm dứt ngay việc xây dựng nhà máy điện than mới?

18:29 | 05/07/2021

431 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo báo cáo mới có tên “Do not revive coal” (Đừng phục hồi than đá) do tổ chức tài chính Carbon Tracker công bố, 5 quốc gia châu Á lên kế hoạch xây dựng 80% các nhà máy điện than mới trên thế giới, điều này đe dọa các mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris mặc dù nguồn năng lượng tái tạo ít tốn kém hơn vẫn luôn sẵn có. Các nhà đầu tư cảnh báo kế hoạch phát triển 600 nhà máy điện than mới có thể gây lãng phí 150 tỷ USD.

Theo đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam có kế hoạch xây dựng hơn 600 nhà máy mới với tổng công suất hơn 300GW, trong khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi hủy bỏ các dự án mới. Ông cho biết việc loại bỏ dần than khỏi ngành điện lực là “bước đi quan trọng nhất” trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

Nên chấm dứt ngay việc xây dựng nhà máy điện than mới?
Dự án nhiệt điện than của Trung Quốc chiếm hơn 50% dự án toàn châu Á

Báo cáo cảnh báo rằng 92% các dự án này sẽ không mang lại lợi ích kinh tế, cho dù vẫn hoạt động bình thường và có thể gây lãng phí tới 150 tỷ USD. Người tiêu dùng và người đóng thuế cuối cùng sẽ phải chi trả nhiều tiền bởi các nước này hoặc là sẽ hỗ trợ điện than, hoặc là tạo một thị trường, thỏa thuận mua bán điện thuận lợi hay các hình thức chính sách hỗ trợ khác.

Trưởng bộ phận Năng lượng và Tiện ích của Carbon Tracker, bà Catharina Hillenbrand Von Der Neyen cho biết: “Những thành trì điện than cuối cùng này đang đi ngược lại xu hướng, trong khi năng lượng tái tạo mang đến một giải pháp ít tốn kém hơn nhằm hỗ trợ các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Các nhà đầu tư nên cẩn trọng với các dự án điện than mới, nhiều dự án trong số đó có thể gây thua lỗ ngay từ lúc mới đầu”.

Cũng như mô hình hóa tài chính của 80% dự án điện than mới, báo cáo "Do not revive coal" đánh giá tính kinh tế của 95% các nhà máy điện than đang hoạt động ở mức độ lò hơi trên toàn thế giới: hơn 6.000 tổ máy đang vận hành có công suất khoảng 2.000GW. Đây là báo cáo thứ ba trong loạt chương trình Cắt giảm điện than (Powering down coal) hàng năm của Carbon Tracker.

Năm quốc gia châu Á cũng vận hành gần 3/4 số nhà máy điện than toàn cầu hiện tại, với 55% ở Trung Quốc và 12% ở Ấn Độ. Báo cáo cảnh báo rằng khoảng 27% công suất điện than hiện tại đã không thể sinh lãi và 30% còn lại gần hòa vốn, với mức lợi nhuận trên danh nghĩa tạo ra không quá 5 USD/MWh. Nếu thế giới đáp ứng các mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris, số tài sản mắc kẹt sinh ra từ chi phí vận hành các nhà máy điện than trên toàn thế giới sẽ là 220 tỷ USD.

Báo cáo cho thấy khoảng 80% số nhà máy điện than đang hoạt động trên toàn cầu có thể được thay thế bằng các nhà máy năng lượng tái tạo mới với chi phí tiết kiệm tức thời. Đến năm 2024, năng lượng tái tạo sẽ ít tốn kém hơn điện than ở mọi khu vực lớn và đến năm 2026, gần như 100% các nhà máy điện than sẽ có chi phí vận hành đắt đỏ so với việc xây dựng và vận hành các nhà máy năng lượng tái tạo mới.

Sự cạnh tranh ngày càng tăng từ năng lượng tái tạo, cùng với việc tăng cường các quy định, có khả năng khiến việc sử dụng các nhà máy điện than tiếp tục suy giảm, làm sụt giảm lợi nhuận từ chúng. Báo cáo lưu ý rằng vấn đề kinh tế của nhà máy điện than rất nhạy với việc sử dụng dịch vụ tiện ích của người tiêu dùng, và chỉ cần giảm 5% hàng năm so với giả định cơ sở trong phân tích sẽ khiến khả năng thua lỗ của ngành điện than toàn cầu tăng gần gấp đôi lên 52% vào năm 2030 và tăng lên 77% vào năm 2040.

Bà Catharina Hillenbrand Von Der Neyen cho biết: “Than đá không còn có ý nghĩa về mặt tài chính và môi trường. Các chính phủ hiện tại nên tạo ra một sân chơi bình đẳng cho phép năng lượng tái tạo phát triển với chi phí thấp nhất, sử dụng nguồn quỹ kích thích hậu Covid nhằm tạo cơ hội để đặt nền móng cho một hệ thống năng lượng bền vững".

Tuy nhiên, sự im lặng từ phía các quốc gia gây nhiều ô nhiễm, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, về các giải pháp khí hậu tích cực hơn tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về vấn đề khí hậu gần đây đã cho thấy nhiều điều, rằng họ vẫn có những ưu tiên nội bộ đi ngược lại các chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Ở cấp độ doanh nghiệp, chỉ có 10 công ty chiếm khoảng 40% gặp rủi ro với tài sản mắc kẹt, trong đó tập đoàn NTPC và Adani Group tại Ấn Độ và PLN tại Indonesia cho đến nay là những đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất. Trong số 10 công ty gặp nhiều rủi ro nhất, có tới 7 công ty có trụ sở chính tại Ấn Độ.

Việt Nam có hệ thống nhà máy điện than đạt công suất 24GW đang hoạt động và 24GW nữa đang được triển khai. Năng lượng tái tạo mới sẽ cạnh tranh với các tổ máy điện than hiện có ở Việt Nam vào năm 2022.

Tùng Dương

Dự án nhiệt điện than của Trung Quốc có mức độ phát thải gấp 7 lần Dự án nhiệt điện than của Trung Quốc có mức độ phát thải gấp 7 lần
G7 không trợ cấp cho các nhà máy nhiệt điện than từ cuối năm 2021 G7 không trợ cấp cho các nhà máy nhiệt điện than từ cuối năm 2021
Điện than, điện khí “nhường đất” cho năng lượng tái tạo, vận hành hệ thống điện gặp khó Điện than, điện khí “nhường đất” cho năng lượng tái tạo, vận hành hệ thống điện gặp khó
EVN: Ưu tiên huy động 32 tỉ kWh điện mặt trời trong năm 2021 EVN: Ưu tiên huy động 32 tỉ kWh điện mặt trời trong năm 2021